Internal link là gì? 3 Chiến lược tối ưu liên kết nội bộ cho SEO

by admininss
Internal link là gì? 3 Chiến lược tối ưu liên kết nội bộ cho SEO

Nội dung bài viết

Bạn có thể đã biết rằng, tôi là một fan lớn của backlink qua các bài chia sẻ.

Sự thật là tôi cũng thích sử dụng internal link không kém. Tiếc thay, chúng lại là thứ thường bị đánh giá thấp trong SEO Onpage, trong khả năng sử dụng (usability) và khả năng chuyển đổi (conversions). Liên kết nội bộ rất dễ thực hiện, dễ quản lý … nhưng lại thường bị bỏ sót.

Điều đặc biệt là điều đó sẽ không còn nữa!

Bài đăng này giúp định hướng để xây dựng một chiến lược liên kết nội bộ mạnh mẽ. Trong đó, chúng ta sẽ xem xét 3 loại liên kết nội bộ có thể tạo nên những kết quả thực sự khác biệt. Và cả 3 loại này đều có thể được chèn thêm vào chính trang web của bạn một cách đơn giản và dễ dàng.

Nhưng trước tiên, chúng ta phải biết được Internal link là gì

1. Internal link là gì?

(Liên kết nội bộ) là một liên kết từ trang này sang trang khác của cùng 1 tên miền (Domain). Tất nhiên, điều hướng trang web, menu website (Website navigation) của bạn là một ví dụ về liên kết nội bộ. Nhưng internal link thường chỉ các liên kết trong nội dung trên các trang.

Mô hình internal link – liên kết nội bộ

Mô hình internal link – liên kết nội bộ

2. External link là gì?

Liên kết ngoài (external link) được chia thành Inbound Link và Outbound Link.

Trong đó inbound link các liên kết trỏ đến trang web của bạn từ các trang web khác (còn được gọi là backlink). Còn outbound link là các liên kết trỏ đến các trang web khác từ trang web của bạn.

Nhưng ở vị trí chủ web, khi nhắc đến external link, chúng ta sẽ chỉ hiểu về các link từ web mình trỏ ra ngoài.

Bạn không thể kiểm soát external link (inbound). Trừ khi bạn sở hữu cả đống vệ tinh rồi tự ý sử dụng chúng, bạn hiểu ý tôi mà…

Bạn có thể kiểm soát được: Internal link và External link (outbound).

Quay lại với liên kết nội bộ. Dạng liên kết hữu ích này không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện, nhưng trước khi đi vào cụ thể cách làm, hãy cùng tôi xem qua 3 lợi ích lớn nhất của Internal link.

3. 3 Lợi ích của một cấu trúc liên kết nội bộ

Vai trò của Internal link khá quan trọng. Vậy những lý do làm tăng độ quan trọng của internal link là gì?

Liên kết nội bộ có vai trò rất quan trọng vì ba lý do sau đây. Nó góp phần củng cố ba thành phần trong phễu (funnel) của bạn.

  1. Chuyển sự uy tín (authority) từ trang này sang trang khác (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: SEO)
  2. Điều hướng khách truy cập vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao. (khả năng sử dụng: Usability)
  3. Thúc đẩy khách truy cập hành động phản hồi theonhững lời kêu gọi hành động. (call-to-action) (tối ưu hóa chuyển đổi: Conversion Optimization)
3 Lí do khiến link nội bộ trở nên quan trọng

3 Lí do khiến link nội bộ trở nên quan trọng

Ngay sau đây, chúng ta sẽ tìm tìm hiểu các mẹo liên kết cho mỗi lợi ích trên. Và bạn có hứng thú đối với list 8 ứng dụng liên kết nội bộ tuyệt vời nhất.

Bắt đầu thôi nào!

4. Liên kết nội bộ #1:Các liên kết có khả năng ảnh hưởng đến thứ hạng của SEO

Trước tiên, hãy nhớ lại 1 quy tắc.Sự uy tín trên internet “chảy” từ web này sang web khác thông các qua liên kết.

Khi một trang A liên kết đến trang B, trang A đã chuyển một phần sự tín nhiệm (credibility/ authority) vào trang B, đồng thời tăng sự xếp hạng của trang B. Độ tín nhiệm này đôi khi được gọi là “link juice”. Nhưng phần lớn SEO-ers gọi nó là “Độ uy tín”. (Authority).

Các link đến từ các trang web khác truyền “Domain Rating” (hoặc Domain Authority). Các liên kết này góp phần tăng uy tín (và nhiều khả năng về việc được xếp hạng) của tất cả các trang trên trang web của bạn. Đó là điều mà liên kết nội bộ không thể làm được.

Liên kết nội bộ không làm tăng uy tín của tổng thể trang web của bạn. Nhưng chúng có truyền sự uy tín giữa page trong trang web.

Internal link truyền “Url Rating” (sự uy tín của trang – Page authority) từ trang này sang trang khác. Thông qua liên kết, các trang có thể giúp đỡ nhau xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm.

4.1/ So sánh Liên kết nội bộ và Liên kết ngoài

Dưới đây là cái nhìn sơ lược về sự khác nhau giữa liên kết nội bộ và liên kết ngoài trong SEO.

sự khác nhau giữa liên kết nội bộ và liên kết ngoài trong SEO

sự khác nhau giữa liên kết nội bộ và liên kết ngoài trong SEO

Cách để đạt được giá trị SEO tốt nhất từ liên kết nội bộ:

  • Một số trang của bạn có nhiều sức mạnh & uy tín (Authority) hơn những trang khác. Đây là các trang đã có liên kết trỏ tới. Trang chủ là ví dụ tốt nhất.
    Liên kết từ các trang chủ đến các page khác sẽ truyền nhiều uy tín và giá trị SEO hơn.
  • Một số trang của bạn nhận được nhiều lợi ích từ việc hưởng uy tín hơn những trang còn lại.
    Đây là những trang có thể đã được xếp hạng, nhưng không cao. Có lẽ chúng đang xếp hạng cao ở trang 2. Do đó, một chút uy tín có thể giúp chúng tiến lên top cao hơn.

Liên kết từ trang loại đầu tiên sang trang loại thứ hai là dễ dàng, miễn phí và nhanh chóng. Và nó có thể tạo ra khác biệt lớn trong xếp hạng và lượng truy cập. Dưới đây là cách để tìm ra 2 loại trang trên.

4.2/ Trang nào của bạn có nhiều uy tín nhất?

Sử dụng Ahrefs để kiểm tra. Chỉ cần nhập tên miền của bạn và nhấp vào “Best By Link”. Nó sẽ hiển thị cho bạn tất cả các trang của bạn, được sắp xếp theo thứ tự của “UR.”

Dùng “Best By Link” trên Ahrefs để kiểm tra trang web nào của bạn nhiều uy tín và quan trọng nhất.

Dùng “Best By Link” trên Ahrefs để kiểm tra trang web nào của bạn nhiều uy tín và quan trọng nhất.

Liên kết từ các trang có uy tín cao hơn sẽ vượt truyền được nhiều uy tín và tiềm năng xếp hạng nhất. Đây là những trang mà bạn muốn liên kết.

4.3/ Trang nào của bạn sắp xếp hạng cao?

Sử dụng google webmaster tools để tìm các mục tiêu dễ đạt. Tìm những trang gần lên top 10/ top5 rồi dùng một cú “huých” để đẩy nó lên cao hơn. Bạn nên phân tích SEO và tìm các trang xếp hạng ngay trong kết quả tìm kiếm.

BƯỚC 1:

Chuyển đến báo Search Traffic > Search analytics. Đặt phạm vi về ngày: trong vòng ba tháng (vì vậy báo cáo này sẽ không bao gồm dữ liệu cũ hơn 90 ngày).

BƯỚC 2:

Tạo bộ lọc nâng cao để bạn chỉ có thể xem các cụm từ mà bạn xếp hạng cao lớn hơn 10 & có impression (hiển thị) cao. Điều này thường có nghĩa là bạn đang xếp hạng ở đầu trang hai trong Google.

BƯỚC 3:

Sắp xếp theo vị trí trung bình. Có danh sách các cụm từ mà bạn sắp xếp hạng cao & impression tương ứng. Impression là độ hiển thị. Impression càng cao có nghĩa là càng có nhiều người dùng search từ khóa ấy.

BƯỚC 4:

Tạo dựng internal link tới trang bạn coi là “cần” thúc đẩy nhanh nhất để hưởng trái ngọt từ nó. Thường là những trang gần vị trí top 10 và có impression cao.

5. Liên kết nội bộ # 2: Liên kết điều hướng khách truy cập vào trang có tỉ lệ chuyển đổi cao

Có một điều hiển nhiên rằng, một số trang đặc biệt thu hút nhiều khách truy cập hơn cả. Thông thường, điều này là do chúng đã có thứ hạng cao hoặc chia sẻ nhiều thông tin hữu ích.

Có những trang thì thôi thúc nhiều khách truy cập để “hành động”. Trong content marketing, điều này thường là do chúng đã chuyển đổi thành công một tỷ lệ cao của khách truy cập thành người dùng theo dõi (visitors -> subscribers) hoặc biến họ thành khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm. Chúng là những trang có tỉ lệ chuyển đổi cao.

Liên kết những trang nhiều traffic với trang hướng họ tới hành động có thể tạo ra một tác động đáng kể về khía cạnh Marketing. Một liên kết nhỏ có thể giúp kết nối lượng truy cập thành khách hàng thực thụ của mình.

À, có một lưu ý nhỏ nữa cho bạn. Hãy dùng những trang nhiều traffic link tới những trang SEO. Điều này sẽ giúp những trang cần seo này có nhiều traffic hơn và thúc đẩy thứ hạng cao hơn.

5.1/ Trang nào của bạn thu hút nhiều lưu lượng truy cập nhất?

Điều này rất dễ để kiểm tra trong Analytics. Chỉ cần đi đến báo cáo Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang. Chọn một phạm vi thời gian phù hợp, khoảng từ 3 – 6 tháng. Báo cáo được sắp xếp theo thứ tự của các trang đã được xem nhiều nhất. Đây là danh sách các trang top traffic bạn.

Hướng dẫn trang có nhiều lượt truy cập nhất

Hướng dẫn trang có nhiều lượt truy cập nhất

Chú ý: Khi xem danh sách từ trên xuống dưới, hãy suy nghĩ về những trang có các cú đột phá về traffic do các những chiến dịch PR hoặc chiến dịch Email. Hãy nhớ rằng những sự kiện đó sẽ không lặp lại.

6. Liên kết nội bộ #3: Các liên kết thôi thúc khách truy cập hành động (kêu gọi hành động – Calls to action)

Tới đây tôi nghĩ bạn cũng đã học hỏi rất nhiều về khía cạnh liên kết nội bộ giúp thúc đẩy SEO rồi. Ở phần này tôi sẽ nói một chút liên quan về marketing.

6.1/ Internal link bổ trợ cho marketing

Mục tiêu của bạn (đối với tư cách là một digital marketer) là làm sao để thu hút thật nhiều khách truy cập. Sau đó giới thiệu và trình bày những tuyên bố marketing mạnh mẽ. Đồng thời, hỗ trợ những lời khẳng định đó bằng những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, khéo léo để dẫn dắt người dùng hành động.

Khi đó, Internal link sẽ là công cụ tuyệt vời để nhắc nhở người dùng thực hiện tương tác.

Bạn hãy nhìn vào phần dưới cùng của các trang marketing của mình.

  • Dòng cuối cùng của văn bản là gì?
  • Có gợi ý cho khách truy cập hành động không?
  • Có gợi ý sự hỗ trợ không?
  • Nó có bắt đầu một cuộc trò chuyện?
  • Hay là trang chỉ đơn giản kết thúc?

Dưới đây là một số vd mà bạn có thể đặt ở dưới các bài viết marketing của mình, dưới dạng kêu gọi hành động (Calls-to-action).

Bạn có thể mường tượng rằng các liên kết nội bộ này tuy nhỏ bé nhưng góp phần tạo ra một số lượng khách hàng tiềm năng nhất định.

À, tất nhiên còn rất nhiều cách khác để thôi thúc khách hàng hành động bằng cách tối ưu các nút CTA nữa, nhưng hẹn gặp bạn ở các bài viết tới để tôi có thể nói rõ nhé!

7. Sử dụng Internal Link để đạt hiệu quả cao

Một trong những vấn đề tôi thấy trong khi phân tích hàng loạt website, đó là: Quá nhiều bạn dùng anchor text từ khóa chính xác trong liên kết nội bộ và nó nhìn không tự nhiên tí nào cả.

Để tôi cho bạn một ví dụ

Anchor text keyword đặt ở đây không hẳn là
 tốt

Anchor text keyword đặt ở đây không hẳn là tốt

Tôi hiểu là bạn muốn dùng anchor text từ khóa để thúc đẩy từ mình cần seo. Nhưng nó có ý nghĩa gì nếu như không ai click vô? Đúng là về khía cạnh seo thì nó có thể giúp đẩy từ khóa ấy lên mặc dù không ai click vô cả.

Nhưng nó sẽ tốt hơn gấp chục lần nếu có người dùng click vô, lúc này cả SEO sẽ có lợi hơn rất nhiều, cũng như điều tuyệt vời nhất là bạn có người dùng chịu theo dõi bài viết/sản phẩm của bạn tiếp. Vì vậy, khả năng đơn hàng của bạn lại được tăng lên.

Cá nhân nếu tôi sử dụng thì tôi sẽ sử dụng mọi loại anchor text từ chứa từ khóa tới không chứa (tất nhiên sẽ muốn chứa từ khóa rồi). Nhưng cái quan trọng hơn hết thảy là sự tự nhiên và giá trị nó mang lại cho người dùng.

Vì vậy, dưới đây là sử dụng liên kết nội bộ mà tôi cho rằng hiệu quả nhất:

7.1/ Trỏ link nội bộ mang thông tin hữu ích

Link nội bộ có thể hiểu là liên kết của 1 page khác trong cùng website, mà bản thân liên kết ấy có mối tương quan nhất định đến vấn đề đang nói tới trong bài viết hoặc giải thích nhiều hơn về vấn đề ấy.

Thông thường, trong 1 bài blog, bạn nên thêm vào nhiều hơn 2 điểm đặt link nội bộ mà bạn nghĩ người dùng có thể sẽ quan tâm và nhấp chuột vào nguồn thông tin ấy.

Việc trỏ link nội bộ vào bài viết giúp Google nhận định website của bạn thật sự hữu ích bởi khả năng điều hướng traffic đi từ page này sang page khác, và thu hút người dùng tương tác trên nhiều trang.

7.2/ Xây dựng menu

Hệ thống menu là yếu tố không thể thiếu với tất cả các website, bao gồm các mục chính, nội dung nổi bật chứa trên web.

Thông qua Menu, Google cũng như người dùng dễ dàng nắm bắt được trang web có những phần mục nào, nội dung từng page ra sao, vừa tiện lợi lại vừa tiết kiệm thời gian tiết kiệm.

Bởi lẽ đó, việc xây dựng menu đòi hỏi phải thật rõ ràng và chính xác sao cho làm nổi bật được chủ đề chính từng page.

Hệ thống menu là yếu tố không thể thiếu

Hệ thống menu là yếu tố không thể thiếu

7.3/ Xây dựng link nội bộ ở dưới footer website

Liên kết nội bộ ở dưới footer website tuy không được đánh giá cao bằng khi bạn đặt chúng ngay trên đầu nhưng không vì thế mà bỏ qua yếu tố này.

Nội dung mà bạn đặt liên kết nội bộ dưới footer website thường bao gồm các phần sau:

  • Thông tin cơ bản về doanh nghiệp
  • Menu phụ
  • Các sản phẩm/dịch vụ đang làm
  • Các sự kiện nổi bật đang và sẽ diễn ra
  • Điều khoản, chính sách website
Đặt liên kết nội bộ dưới footer website

Đặt liên kết nội bộ dưới footer website

7.3/ Cân nhắc về số lượng internal link

Xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả không đồng nghĩa với việc đi càng nhiều link càng tốt. Google cũng không đặt ra bất kỳ quy tắc nào về số lượng liên kết nội bộ trên 1 trang. Vì thế, không ai biết số lượng link hợp lý là bao nhiêu.

Bạn cứ thoải mái tự cân nhắc về vấn đề này, cụ thể là cứ phân bổ liên kết nội bộ theo một hệ thống nhất định và đặc biệt là phải liên kết hoàn hảo với bài viết để thu về tỷ lệ click tốt nhất.

7.4/ Cho hiển thị thanh điều hướng (breadcrumb)

Thanh điều hướng (breadcrumb) là thanh hiển thị bên dưới menu chính, bao gồm các thư mục mẹ của bài viết. Trong mỗi thư mục còn chứa thêm nhiều bài viết cùng chủ đề nhằm giúp người đọc tìm hiểu, tham khảo tiện lợi hơn.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu ẩn đi thanh điều hướng vì nó có khả năng trỏ về nhiều liên kết nội bộ đến các thư mục khác nhau trong cùng trang web.

Thanh điều hướng giúp người đọc tìm hiểu, tham khảo tiện lợi hơn

Thanh điều hướng giúp người đọc tìm hiểu, tham khảo tiện lợi hơn

7.5/ Sử dụng mô tả anchor text

Anchor text là phần văn bản được tô đậm trong liên kết mà mọi người thường nhấp vào để truy cập tới các trang khác.

Để cung cấp cho khách truy cập và công cụ tìm kiếm nội dung họ sẽ đọc được khi nhấp vào liên kết, bạn cần sử dụng thẻ mô tả anchor text ngắn gọn, rõ ràng.

7.6/ Tạo cấu trúc link để thu thập thông tin

Các công cụ tìm kiếm cần có quyền truy cập vào cấu trúc link để có thể dễ dàng tìm và lập chỉ mục tất cả các trang trên một website nào đó.

Hơn thế nữa, cấu trúc link cho phép link juice lướt qua toàn bộ website; đồng thời, giúp các công cụ tìm kiếm khám phá và lập chỉ mục các trang mới dễ dàng hơn.

7.7/ Tránh các liên kết trong biểu mẫu yêu cầu gửi và hộp tìm kiếm nội bộ

Các biểu mẫu trên website thường hiển thị dưới dạng menu thả xuống hoặc đơn giản là thông qua các bản khảo sát người dùng.

Tuy nhiên, trình thu thập dữ liệu tìm kiếm lại không hướng đến phần “gửi” trong biểu mẫu. Điều này có nghĩa là bất kỳ nội dung hoặc liên kết nào có thể truy cập được thông qua biểu mẫu đều không hiển thị cho các công cụ tìm kiếm

Thêm vào đó, trình thu thập thông tin tìm kiếm cũng sẽ không cố gắng tìm kiếm để khám phá nội dung trên trang web của bạn. Do đó, điều quan trọng là bạn không nên ẩn bất kỳ nội dung nào sau các hộp tìm kiếm nội bộ.

7.8/ Sử dụng follow links

Cả thẻ meta robots và tệp robots.txt đều cho phép chủ sở hữu trang web hạn chế quyền truy cập của trình thu thập thông tin tìm kiếm vào các trang của website.

Vì vậy, nếu bạn muốn các công cụ tìm kiếm tìm thấy các trang trên website của mình, hãy sử dụng follow links để chúng có thể theo các liên kết ấy đến khám phá các pages mới trong trang.

Follow links còn là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong việc xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ cho các chiến dịch content marketing

7.9/ Link deep

Thay vì liên kết đến các trang đã có sẵn trong điều hướng chính của website, chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm các cơ hội khác với link deep trong cấu trúc trang web của mình.

Nói cách khác, thay vì luôn liên kết đến trang chủ hoặc các trang thông tin liên lạc, hãy trỏ các liên kết đến các trang nội bộ khác để tăng giá trị SEO tổng thể của website.

Điều này sẽ đảm bảo rằng cả công cụ tìm kiếm và khách truy cập trang web đều có thể tìm thấy các trang trên website và dễ dàng khác thác nội dung trên đấy.

7.10/ Sử dụng natural links (liên kết tự nhiên)

Khi chèn internal link trong bài viết, bạn dường như đang thông báo đến người đọc rằng phần nội dung trong link cũng khá quan trọng, hãy tạm dừng và nhấp thử vào đường link mà tìm hiểu.

Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng liên kết nội bộ bạn thêm vào cung cấp giá trị cho người đọc và liên quan đến chủ đề của trang mà họ hiện đang truy cập. Có như vậy, họ mới dành nhiều thời gian và sự tương tác hơn trên trang web của bạn.

7.11/ Sử dụng số lượng link hợp lý

Thêm một điều quan trọng nữa bạn cần ghi nhớ là đảm bảo số lượng liên kết nội bộ trên website hợp lý, không quá nhiều cũng không quá ít.

Liên kết nội bộ có thể xuất hiện ở đầu trang, chân trang, thanh điều hướng và thậm chí là đính kèm trong các chiến dịch quảng cáo.

Song, các công cụ tìm kiếm thông thường chỉ thu thập thông tin khoảng 150 liên kết trên mỗi trang, trước khi chúng ngừng khám phá các trang được liên kết từ trang gốc.

Mặc dù con số này có khả năng linh hoạt và các trang có thẩm quyền cao có thể có 200 – 250 liên kết được theo sau, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên giới hạn số lượng liên kết trên một trang ở mức 150.

Ngoài ra, các liên kết ở đầu trang thường mang nhiều giá trị SEO hơn, vì vậy bạn nên đặt các liên kết quan trọng nhất lên đầu trang của website.

Nói tóm lại, thay vì rải rác các liên kết không liên quan tại nhiều trang, hãy thêm liên kết nội bộ vào các trang chứa nội dung liên quan, nhằm cung cấp cho khách truy cập cũng như công cụ tìm kiếm lượng lớn thông tin có giá trị.

8. Những trang bạn nên và không nên link đến

Mặc dù thêm liên kết nội bộ là một chiến lược khá an toàn, không lo bị phạt. Nhưng làm thế nào để thêm chúng vào thật hiệu quả không hề đơn giản chút nào, nhất là còn tùy thuộc vào loại nội dung bạn đang xử lý:

8.1/ Những kiểu trang bạn nên link đến:

  • Các trang có tỷ lệ chuyển đổi cao – Thông thường là các trang thông tin về sản phẩm/ dịch vụ hoặc các trang review/ testimonials, có khả năng chuyển khách truy cập trang thành khách hàng trả tiền thông qua phương thức call-to-action đầy thuyết phục, các tiêu đề hấp dẫn người đọc và cả trên phương diện đồ họa bắt mắt. Đó là lý do bạn nên ưu tiên trỏ liên kết nội bộ đến các trang này, nhằm tăng số lượng khách truy cập trên trang.
  • Các trang có nhiều nội dung – Đây được xem là một chiến lược liên kết nội bộ khá tiện lợi, lại vô cùng hiệu quả. Các bài content dài thường rất tốt cho quá trình SEO, cũng như có khả năng tăng giá trị website đáng kể. Vì vậy, hãy tích cực hướng liên kết nội bộ giữa các trang có nhiều nội dung.
  • Deep pages – Trong xây dựng liên kết nội bộ, liên kết đích càng sâu càng tốt. Deep page thường là những trang không được liên kết trong tiêu đề trang chủ, ví dụ như trang Giới thiệu hoặc trang Mô tả về dịch vụ chính.

8.2/ Những kiểu trang bạn không nên link đến:

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các quản trị viên web mắc phải trong việc xây dựng liên kết, là tập trung quá nhiều vào các link đến trang chủ.

Liên kết đến trang chủ thực chất chẳng giúp ích gì cho người đọc, vì trang chủ là trang dễ tìm nhất. Và hơn hết, bất kỳ website nào cũng đã có quá đủ liên kết trỏ đến trang chủ của mình.

Tương tự với trang Giới thiệu hoặc trang thông tin liên lạc, việc thêm liên kết nội bộ vào không phải là một chiến lược tốt. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào các liên kết sâu hơn.

Nên tập trung vào các liên kết sâu hơn

Nên tập trung vào các liên kết sâu hơn

Lời kết

Bạn có khả năng kiểm soát toàn bộ website của bạn, vì vậy các liên kết nội bộ là những link dễ tạo dựng nhất để thúc đẩy quá trình seo.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho Internal links là gì, cũng như cách sử dụng internal link và những lợi ích mà nó mang lại.

Tài liệu Tham Khảo:

Related Posts

Leave a Comment