URL là gì? 11 Tuyệt chiêu tạo URL thân thiện trong SEO

by admininss
URL là gì? 11 Tuyệt chiêu tạo URL thân thiện trong SEO

Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều nghe và biết đến URL là gì, thuật ngữ này quá phổ biến. Nhưng bạn có biết địa chỉ URL là một yếu tố SEO Onpage quan trọng giúp đạt xếp hạng cao trên SERPs? Cụ thể theo báo cáo của Backlinko về URL (Update ngày 22-01-2020) như sau:

  • Độ dài URL được liệt kê là #46 trong 200 yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google
  • Đường dẫn URL được liệt kê là #47
  • Từ khóa trong URL là #51
  • Chuỗi URL là #52

Vì vậy, tạo và tối ưu URL là vấn đề cần triển khai ngay lập tức. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó, bạn cần nắm được tất cả các cơ sở của URL thỏa mãn bot công cụ tìm kiếm và người dùng. Nhưng làm thế nào và bắt đầu từ đâu? Đây vẫn là bài toán bạn chưa tìm ra lời giải!

Thì hôm nay, bạn đã tìm được câu trả lời cho chính mình rồi đấy.

Trong nội dung chia sẻ này, tôi sẽ giải thích cụ thể khái niệm URL là gì, tất cả các yếu tố quan trọng về URL và cách làm thế nào để tối ưu hóa URL hiệu quả nhất. Từ đó, giúp bạn có thể triển khai ngay chiến lược tối ưu URL của riêng mình.

Vậy còn chần chừ gì, bắt đầu ngay nào!

1. URL là gì?

URL (Uniform Resource Locator) là vị trí của một website, page hoặc file trên Internet. Mỗi URL được tạo thành từ nhiều phần và cách bạn xây dựng URL sẽ có nhiều tác động đến bảo mật và hiệu quả SEO website.

Khái niệm URL là gì?

Khái niệm URL là gì?

Ví dụ: nếu nhập https://blog.inssvn.com/phan-mem-website/seo-website/seo-onpage/url-la-gi-11-tuyet-chieu-tao-url-than-thien-trong-seo vào trình duyệt, trình duyệt web sẽ đưa bạn đến bài đăng này. Nhưng nếu chỉ nhập https://blog.inssvn.com/, bạn sẽ được đưa đến trang chủ INSS Blog.

Để làm rõ hơn về điều này, hãy cùng xem xét kỹ hơn những thành phần tạo nên một cấu trúc URL website cơ bản.

2. Cấu trúc URL

Dưới đây là một số ví dụ về URL:
https://blog.inssvn.com/
https://blog.inssvn.com/phan-mem-website/
https://blog.inssvn.com/phan-mem-website/seo-website/seo-onpage/

Bạn có thể nhập bất kỳ URL nào trong 3 URL trên vào thanh địa chỉ của trình duyệt để yêu cầu trình duyệt tải trang nội dung (hoặc tài nguyên) mà bạn mong muốn.

URL được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, một số là bắt buộc và một số khác là tuỳ chọn (không bắt buộc).

Giờ thì, hãy cùng tôi khám phá các thành phần điển hình của 1 URL bằng cách “mổ xẻ” một URL với đầy đủ các thành phần sau đây:

http://www.example.com:80/path/to/myfile.html?
key1=value1&key2=value2#SomewhereInTheDocument

2.1/ Protocol

Protocol (giao thức mạng)

Protocol (giao thức mạng)

Ý nghĩa của “Protocol” (giao thức mạng) là phần đầu tiên của URL, các trình duyệt sẽ dựa vào Protocol biết mình phải sử dụng giao thức nào để hoạt động. Protocol là một phương thức được thiết lập để trao đổi hoặc truyền dữ liệu xung quanh mạng máy tính.

Hiện nay, giao thức mạng được các trang web sử dụng phổ biến nhất chính là HTTP hoặc HTTPS (phiên bản bảo mật của HTTP). Web yêu cầu một trong hai giao thức này, nhưng các trình duyệt cũng biết cách xử lý một số dạng giao thức khác như mailto: (để mở ứng dụng thư) hoặc ftp: (để xử lý việc truyền tệp), vì vậy đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy các dạng giao thức Protocol này.

2.2/ Domain Name

Tên miền Domain Name

Tên miền Domain Name

Domain Name (tên miền) cho biết Web Server nào đang được yêu cầu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trực tiếp địa chỉ IP để thay thế cho tên miền, nhưng vì IP ít tiện lợi hơn nên không thường được sử dụng trên Web.

2.3/ Port

Port (cổng)

Port (cổng)

Cổng kỹ thuật “Port” là được sử dụng để truy cập các tài nguyên trên Web Server. Port thường bị bỏ qua nếu Web Server sử dụng các Port tiêu chuẩn của Protocol HTTP (80 cho HTTP và 443 cho HTTPS) để cấp quyền truy cập vào tài nguyên của nó. Nếu không thì trong trường hợp này Port là bắt buộc.

2.4/ Path

Path (đường dẫn)

Path (đường dẫn)

Tiếp theo “Path” là đường dẫn đến tài nguyên trên Web Server. Trong những ngày đầu của sự xuất hiện Web, một đường dẫn đại diện cho một vị trí tệp vật lý trên Web Server. Ngày nay, đường dẫn được xem là một thứ gì đó khá “trừu tượng” bởi nó được xử lý bởi các Web Server mà không cần theo nguyên tắc logic nào.

2.5/ Parameter

Tham số Parameter

Tham số Parameter

Parameter là tham số bổ sung được cung cấp cho Web Server. Các tham số là tập hợp các bộ key/value được phân tách bằng ký tự &. Web Server có thể sử dụng các tham số này để thực hiện các công việc bổ sung trước khi trả về tài nguyên hiển thị trên trình duyệt.

Mỗi Web Server có các quy tắc riêng về các tham số và cách duy nhất để biết một Web Server cụ thể có đang xử lý các tham số hay không là hỏi chủ sở hữu Web Server.

2.6/ Anchor (hoặc Fragment)

Anchor (hoặc Fragment)

Anchor (hoặc Fragment)

Trong đó Anchor (hoặc Fragment) là một bộ phận nằm trong phạm vi của tài nguyên. Anchor đại diện cho một loại “đánh dấu”, cung cấp cho trình duyệt các “chỉ đường” để hiển thị nội dung nằm tại vị trí “được đánh dấu” đó. Ví dụ: trên một trang tài nguyên dạng HTML, trình duyệt sẽ cuộn đến một vị trí nào đó trên trang ngay tại vị trí mà Anchor chỉ định.

Thông tin thêm cho bạn, phần sau dấu # được gọi là Fragment Identifier (mã định danh phân đoạn)

Lưu ý:một số thành phần và quy tắc bổ sung trong cấu trúc URL (như: user, password,…), nhưng chúng không thực sự cần thiết, hoặc không quá thân thiện cho người dùng và nhà phát triển Web. Đừng lo lắng về điều này, bạn thực sự không cần biết đến sự tồn tại của chúng mà vẫn có thể xây dựng cấu trúc URL với đầy đủ chức năng nhất.

Tóm lại, Bạn có thể hình dung URL giống như một địa chỉ để bạn gửi đơn hàng bằng bưu điện vậy, với:

  • Protocol đại diện cho dịch vụ bưu chính
  • Domain Name là thành phố hoặc tỉnh thành
  • Port giống như mã zip
  • Path đại diện cho nơi đơn hàng của bạn sẽ được giao, gồm: Số nhà, Tên đường, Khu phố (Thôn), Phường (), Quận (Huyện).
  • Các Parameter thể hiện thông tin phụ như số căn hộ trong một tòa nhà.
  • Và cuối cùng, Anchor đại diện cho người mà bạn gửi đơn hàng.

3. Phân loại URL

Hầu hết mọi website sẽ có cả 2 loại URL sau:

3.1/ URL động

URL động là URL được tạo bởi máy chủ hoặc hệ thống quản lý nội dung và không dễ nhớ. Chúng được tạo ra, vì máy chủ hoặc CMS không biết gọi mỗi trang là gì. Bạn thường có thể phát hiện các URL động bằng cách tìm kiếm các ký tự như: ? = &.

Ví dụ: https://blog.inssvn.com/phan-mem-website/seo-website/seo-onpage/?p=4608

3.2/ URL tĩnh

URL tĩnh là URL không thay đổi và không chứa bất kỳ tham số nào.

Ví dụ: https://blog.inssvn.com/phan-mem-website/seo-website/seo-onpage/url-la-gi-11-tuyet-chieu-tao-url-than-thien-trong-seo

Một số ưu điểm khác của URL tĩnh là tỷ lệ click trong SERPS cao, dễ sử dụng, dễ nhớ. Điều này luôn tốt cho việc xây dựng thương hiệu.

Vì vậy, sự khác biệt chính là URL động không mang lại cho bạn giá trị tương tự về xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm hoặc khả năng sử dụng mà URL tĩnh mang đến và tối ưu hóa từ khóa.

Tôi khuyên bạn nên hiển thị mỗi trang trên website một thông tin duy nhất so với các trang còn lại. Bạn cần một URL tĩnh riêng biệt để giúp cả người dùng và công cụ tìm kiếm không phải bối rối để hiểu được nội dung của từng trang.

4. Tại sao URL lại quan trọng trong SEO?

Hay nói cách khác, lợi ích của URL là gì? Có 3 lợi ích chính của URL:

4.1/ Cải thiện trải nghiệm người dùng

Một URL được xây dựng tốt cung cấp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm thông tin dễ hiểu về nội dung của trang đích.

URL giúp cải thiện trải nghiệm người dùng

URL giúp cải thiện trải nghiệm người dùng

Ngay cả khi Title Tag của trang này bị ẩn, thì URL mà người dùng đọc được vẫn hiểu được chủ đề mà bài viết xoay quanh.

Chú ý: Google ngày càng có xu hướng thay thế URL trong kết quả tìm kiếm bằng tên website và đường dẫn breadcrumb. Điều này thường xuất hiện trên các thiết bị di động.

4.2/ Thứ hạng

URL là một yếu tố xếp hạng nhỏ mà công cụ tìm kiếm sử dụng để xác định mức độ liên quan của một trang cụ thể với truy vấn tìm kiếm.

Mặc dù URL có sức mạnh yếu hơn tên miền tổng thể, nhưng việc sử dụng từ khóa trong URL có thể đóng vai trò như một yếu tố xếp hạng quan trọng trong SEO.

4.3/ Liên kết

Tóm lại, URL ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ có thể đóng vai trò là anchor text của chính nó khi được trích nguồn và chia sẻ trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác.

Đến đây, bạn cũng thấy rằng URL một trong những yếu tố cơ bản nhất của SEO Onpage và là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng. Vì vậy, tối ưu hóa URL là việc cần phải thực hiện. Và nó có vẻ đơn giản. Nhập một vài từ vào Slug của URL, thêm vào một hoặc hai từ khóa và bạn đã hoàn thành tốt. Đúng không?

Giá mà tối ưu URL dễ dàng như vậy. Trên thực tế, có cả một kho kiến thức cần thực hiện đằng sau việc tối ưu URL thích hợp. Sau hàng tấn nghiên cứu, rất nhiều lần thử và sai, tôi đã nghĩ ra một công thức theo tôi nghĩ là một công thức vững chắc. Tìm hiểu ngay ở nội dung sau đây nhé!

5. 11 Cách tạo URL thân thiện với SEO

Trong nội dung này, tôi sẽ giải thích tất cả các cơ sở tạo và tối ưu URL nhằm mục đích thỏa mãn cả web crawler và người dùng.

Vì vậy, lấy ngay giấy bút note lại nội dung quan trong này nhé!

Infographic: 11 Cách tạo URL thân thiện với SEO

Infographic: 11 Cách tạo URL thân thiện với SEO

5.1/ Chọn một miền cấp cao nhất

Hãy bắt đầu từ đầu.

Infographic từ Search Engine Land bao gồm các thông tin chi tiết của cấu trúc URL thân thiện. Họ chỉ ra là sử dụng miền cấp cao (TLD) thường là cách tốt nhất. Điều này đơn giản có nghĩa là bạn nên sử dụng miền “.com” thay vì “.biz”, “.pro,” “.tel,”…

Bây giờ tôi không nói rằng bạn sẽ không ổn nếu sử dụng bất kỳ thứ gì khác ngoài “.com” cho miền. Trên thực tế, TLD không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng. Nhưng những gì quen thuộc với người dùng sẽ là tăng niềm tin cho người dùng.

Khi mọi người tin tưởng miền của bạn, nó sẽ tác động tích cực đến SEO tổng thể. Tôi nhận ra rằng việc đưa ra quan điểm này không có lợi cho bạn nhiều nếu bạn đã có một miền khác ngoài “.com”.

Tôi cũng biết rằng không thực tế khi có thể đặt tên thương hiệu của bạn bằng miền “.com” (đã có hơn 124 triệu miền “.com” vào năm 2016), nhưng đó là điều cần lưu ý nếu bạn đang chọn một miền trong tương lai.

5.2/ HTTPS là lý tưởng

Bảo mật trực tuyến là một vấn đề lớn hiện nay. Với tình trạng tội phạm mạng và trộm cắp danh tính đang gia tăng, người dùng Internet muốn biết rằng họ đang sử dụng kết nối an toàn.

Mức độ thiệt hại về tiền bạc do tội phạm mạng đã tăng từ năm 2001 đến năm 2015.

HTTPS là lý tưởng của một URL thân thiện với SEO

HTTPS là lý tưởng của một URL thân thiện với SEO

Do đó, tôi thực sự khuyên bạn nên sử dụng HTTPS thay vì HTTP. HTTPS là viết tắt của “HyperText Transfer Protocol Secure”, là phiên bản bảo mật của HTTP. Điều này đơn giản có nghĩa là thông tin trên một website được mã hóa, nâng cao tính bảo mật đáng kể.

Đây là minh họa về sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS.

Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS

Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS

Nó không chỉ giúp khách truy cập cảm thấy thoải mái mà còn thực sự trở thành một tín hiệu xếp hạng.

Theo Searchmetrics:

“HTTPS đang trở nên phù hợp hơn và thậm chí là một tín hiệu xếp hạng cho Google. Mã hóa chủ yếu quan trọng đối với các website có quy trình mua hàng hoặc thông tin khách hàng nhạy cảm để tăng độ tin cậy và tỷ lệ chuyển đổi ”.

Và theo tôi, đây có thể trở thành một tín hiệu xếp hạng lớn hơn nữa trong tương lai. Nếu website bạn chưa nhận được chứng chỉ SSL, tôi khuyên bạn nên quan tâm đến điều này càng sớm càng tốt. Và đặc biệt đúng nếu bạn thực sự xử lý đơn đặt hàng của khách hàng và nắm bắt thông tin tài chính nhạy cảm trực tuyến.

Bạn có thể chọn một số đơn vị uy tín để mua chứng chỉ SSL. Một trong những nhà cung cấp hàng đầu là Namecheap.

Đầu tiên, bạn chọn một mức thời gian phù hợp và nhấp “Buy Now”.

Click “Buy Now” để bắt đầu mua chứng chỉ SSL

Click “Buy Now” để bắt đầu mua chứng chỉ SSL

Sau đó, chọn số năm muốn chứng chỉ SSL của mình tồn tại.

Chọn số năm duy trì SSL

Chọn số năm duy trì SSL

Sau đó xác nhận đơn hàng.

Click “Confirm Order” để xác nhận đơn hàng

Click “Confirm Order” để xác nhận đơn hàng

Khi được kích hoạt, bạn sẽ cần cài đặt chứng chỉ SSL và cập nhật website để sử dụng HTTPS.

5.3/ Chiều dài URL

Yếu tố tôi muốn đề cập ở đây là độ dài và đó là một vấn đề lớn khi tối ưu URL. Và việc quyết định độ dài của URL không khó như bạn nghĩ.

Theo Backlinko:

“ URL ngắn có xu hướng xếp hạng tốt hơn so với URL dài.”

Để chứng minh điều này, họ đã thực hiện một số thử nghiệm mở rộng trên một triệu kết quả tìm kiếm của Google.

Đây là biểu đồ cho thấy mối tương quan giữa Google Position (Thứ hạng Google) và URL Length (Độ dài URL)

Google Position (Thứ hạng Google) và URL Length (Độ dài URL)

Google Position (Thứ hạng Google) và URL Length (Độ dài URL)

Lưu ý rằng vị trí số một có URL với khoảng 50 ký tự. Nhưng khi bạn chuyển xuống vị trí số 10, URL trung bình có 62 ký tự. Vì vậy, đâu đó khoảng 50-60 ký tự là một con số khá tốt. Nếu bạn vượt xa hơn (giả sử hơn 80 ký tự), điều này có thể có tác động tiêu cực đến xếp hạng.

5.4/ Nên sử dụng bao nhiêu từ cho URL?

Cá nhân tôi cố gắng đặt khoảng ba đến năm từ cho mỗi URL. Vì nó đơn giản và cung cấp cho người dùng một ý tưởng khá rõ ràng về nội dung cụ thể là gì.

Tôi giữ số lượng từ trong các URL này ở mức tối thiểu, nhưng bạn vẫn có thể hiểu những gì bạn có thể mong đợi tìm thấy bằng cách click vào các liên kết đó.

Theo một cuộc phỏng vấn với Matt Cutts, đây là một công thức khá tốt để gắn bó.

Đây là một đoạn trích từ cuộc phỏng vấn.

Đoạn trích từ cuộc phỏng vấn của Matt Cutts

Đoạn trích từ cuộc phỏng vấn của Matt Cutts

Điểm mấu chốt là bạn muốn cô đọng bản chất của nội dung thành khoảng ba đến năm từ và cố gắng sử dụng tối đa 60 ký tự.

Nếu bạn thực hiện công thức này một cách nhất quán, chiến lược tối ưu URL sẽ tốt hơn.

5.5/ Dễ hiểu

Giống như tôi đã nói trước đó, có mối tương quan giữa mức độ thân thiện với người dùng và SEO tổng thể.

Chúng mãi mãi gắn bó với nhau.

Và điều này chắc chắn đúng khi nói đến tối ưu URL. Hay như Moz đã nói:

“Một URL được xây dựng tốt cung cấp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm một manh mối dễ hiểu về nội dung của trang đích”.

Điều này mang đến cho tôi cách nhìn nhận mới hơn. Rằng, bạn nên cố gắng tạo URL của mình sao cho dễ hiểu nhất. Mặc dù đây chỉ là một quan điểm chủ quan của Moz, nhưng tôi nghĩ rằng hình minh họa “The Scale of URL Readability” (Tạm dịch: Mức độ dễ hiểu của URL) sau đây giải thích nó khá tốt.

The Scale of URL Readability

The Scale of URL Readability

Chú ý, URL đầu tiên trong hình minh hoạ có ngắn gọn, trọng tâm và dễ hiểu không?

Thậm chí không cần click vào liên kết, rõ ràng bạn đã đủ hình dung ngay hình ảnh của những chú chó con đáng yêu đang bối rối trước cầu vồng.

Vì vậy, nó có thể chứa một cái gì đó trông như thế này.

Nhưng hãy lưu ý rằng các URL trở xuống ngày càng trở nên khó hiểu hơn. URL thứ ba trong hình minh hoạ trên hoàn toàn không cho biết bạn sẽ nhận được gì khi click vào liên kết.

Trên thực tế, nó hoàn toàn có thể là một liên kết bất chính sẽ lây nhiễm virus cho máy tính bạn. Nhưng hãy để tôi nói rõ hơn một chút về tầm quan trọng của tính dễ hiểu.

Giả sử, ai đó trỏ backlink đến một trong các bài viết của bạn.

Mặc dù họ có thể thay thế URL trần bằng Anchor Text, như “những chú cún dễ thương dưới cầu vòng”. Nhưng, nhiều khả năng URL vẫn được giữ ở dạng link trần.

Nếu link trần có tính dễ hiểu như http://mydomain.com/cun-con-de-thuong-duoi-cau-vong, điều này thật sự tuyệt vời.

Nhưng nếu URL xấu xí và dài ngoằng như
http://cdn07.mydomain.cc/9rf7e2/i?HXID+iaj34089jgt30hgqa3&qry=f#loaddelay
thì sẽ không cung cấp manh mối nào về nội dung cho người dùng. Vì vậy, vấn đề ở đây là sự đơn giản và rõ ràng. Đó là những gì bạn cần hướng tới khi tạo URL.

Nếu chỉ nhìn URL mà bạn đã có thể dễ dàng hiểu được nội dung bài viết trong nháy mắt, bạn nên làm nó ngay!

5.6/ Sử dụng dấu gạch ngang, không phải dấu gạch dưới

Khi nói đến việc đặt dấu cách giữa các từ, bạn có hai lựa chọn chính: sử dụng dấu gạch ngang “-” hoặc dấu gạch dưới “_”.

Vậy đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

Đó là điều không cần phải bàn cãi. Luôn sử dụng dấu gạch ngang “-“.

Luôn sử dụng dấu gạch ngang “-” thay vì dấu gạch dưới “_”

Luôn sử dụng dấu gạch ngang “-” thay vì dấu gạch dưới “_”

Đây là điều mà Google thích, nên bạn hãy yên tâm vì đó là lựa chọn tốt nhất.

5.7/ Sử dụng chữ thường

Bạn có biết tại sao phải luôn luôn đặt URL bằng những chữ cái thường?

Vì sử dụng chữ hoa có thể dẫn đến chuyển hướng hoặc lỗi 404 trên một số máy chủ nhất định.

Sử dụng chữ hoa có thể dẫn đến lỗi trên một số máy chủ

Sử dụng chữ hoa có thể dẫn đến lỗi trên một số máy chủ

Vì vậy, chỉ cần bạn không làm điều đó là được.

5.8/ Stop words

Đây là một chủ đề đã nhận được rất nhiều cuộc tranh luận. Sử dụng các stop words hay không sử dụng các stop words?

Trước hết, chính xác thì stop words là gì?

Chúng là những từ như:

  • một
  • hoặc là
  • nhưng

Về cơ bản, đây là những từ “phụ” kết nối những từ cần thiết là xương sống của URL. Trong một thời gian dài, stop words được nhiều người làm SEO xem như một lỗi không thể chấp nhận.

Nhưng bạn biết không?

Nó thực sự không phải là vấn đề lớn. Trên thực tế, không chắc bạn sẽ bị phạt vì sử dụng chúng.

Các stop words về cơ bản bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua và không mang bất kỳ giá trị nào như một yếu tố xếp hạng. Vì vậy, đây là những gì tôi đề xuất khi đối mặt với các stop words. Đừng sử dụng chúng nếu bạn có thể thay thế.

Nếu cấu trúc URL của bạn vẫn có ý nghĩa và dễ nhìn, việc sử dụng các stop words sẽ chỉ làm cho URL của bạn dài và phức tạp hơn. Nhưng nếu bạn cảm thấy cần thêm một stop words để URL của mình có ý nghĩa và dễ hiểu hơn thì hãy giữ nó lại nhé.

5.9/ Sử dụng các ký tự “an toàn”

Và đây là một điểm khác bạn cần làm. Nó liên quan đến việc sử dụng các ký tự “an toàn” trong URL của bạn thay vì các ký tự “không an toàn”.

Cách dễ nhất để tôi giải thích sự khác biệt giữa hai phương pháp này là chỉ cho bạn một biểu đồ từ Perishable Press.

Ví dụ về số lượng thư mục được sử dụng trong URL Rand Fishkin

Ví dụ về số lượng thư mục được sử dụng trong URL Rand Fishkin

Nó khá đơn giản.

Không việc gì phải lo lắng khi bạn sử dụng các ký tự an toàn trong URL. Nhưng bạn chắc chắn phải “chạy ngay đi” trước những ký tự không an toàn. Lý do là vì chúng có thể tạo ra các vấn đề về hiển thị trên trình duyệt, tạo ra các rắc rối không đáng có về tính hữu dụng.

5.10/ Sử dụng tối đa hai thư mục cho mỗi URL

Nếu bạn không chắc chắn về “thư mục” nghĩa là gì, chúng chỉ đơn giản là dấu gạch chéo bạn thấy giữa các văn bản trong URL.

Giống như hầu hết các khía cạnh khác của tối ưu hóa URL, tốt nhất hãy giữ cho nó đơn giản với số lượng thư mục bạn sử dụng trong URL.

Nói cách khác, “less is more”.

Theo Moz:

“Không phải dấu gạch chéo (hay còn gọi là thư mục) sẽ gây hại cho hiệu suất, nhưng nó có thể tạo ra nhận thức về độ sâu của website cho cả công cụ và người dùng, cũng như làm cho các chỉnh sửa đối với chuỗi URL phức tạp hơn đáng kể (ít nhất, trong hầu hết các Protocol của CMS).

Dưới đây là một vài ví dụ mà Rand Fishkin cung cấp để làm rõ vấn đề.

Ví dụ về số lượng thư mục được sử dụng trong URL Rand Fishkin

Ví dụ về số lượng thư mục được sử dụng trong URL Rand Fishkin

Người dùng vẫn có thể biết nội dung là gì với URL thứ hai, được cấu trúc lại, nhưng nó chứa ít thư mục hơn.

Và nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu cụ thể về số lượng thư mục sẽ sử dụng, hãy chọn một hoặc hai.

Hãy chọn một hoặc hai nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể về số lượng thư mục sẽ sử dụng.

Hãy chọn một hoặc hai nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể về số lượng thư mục sẽ sử dụng.

Điều này làm cho URL của bạn hấp dẫn hơn và các công cụ tìm kiếm dễ dàng giải mã ý nghĩa hơn.

5.11/ Nhắm mục tiêu 1-2 từ khóa

Bạn nên biết rằng chủ đề này sẽ xuất hiện tại một số điểm trong bài đăng này.

  • Vậy cách tốt nhất để xử lý từ khóa khi tạo URL là gì?
  • Bao gồm những gì?
  • Có thể đưa bao nhiêu vào trước khi nó bị coi là spam và bạn bị phạt?

Trước hết, bạn chắc chắn vẫn nên đưa từ khóa vào URL. Mặc dù phương pháp này không có khả năng giúp bạn tăng vọt lên vị trí số một, nhưng nó sẽ giúp xếp hạng của bạn tăng nhẹ .

Và từ quan điểm của người dùng, bao gồm từ khóa phục vụ một mục đích rất quan trọng.

Nó cho phép URL đóng vai trò là một Anchor Text dạng link trần khi nội dung của bạn được sao chép mà không trích nguồn ở dạng Anchor Text từ khóa.

URL có thể đóng vai trò là một Anchor Text

URL có thể đóng vai trò là một Anchor Text

Bằng cách này, mọi người có thể biết ngay nội dung của bạn nói về cái gì trong nháy mắt bất kể họ tìm thấy liên kết ở đâu. Ngay cả khi không có anchor text. Điều này giúp loại bỏ phỏng đoán và sẽ khuyến khích nhiều người chắc chắn click vào liên kết.

Bạn hoàn toàn không muốn nhồi nhét từ khóa vào URL của mình một cách vô tội vạ. Đó sẽ là một công thức cho thảm họa.

  • Nhưng chính xác nên nhắm mục tiêu bao nhiêu từ khóa?
  • Có một con số cụ thể nào không?

Theo Brian Dean của Backlinko và John Lincoln, Giám đốc điều hành của Ignite Visibility, bạn nên nhắm đến một hoặc hai từ khóa cho mỗi URL.

Chỉ nên nhắm đến một hoặc hai từ khóa cho mỗi URL

Chỉ nên nhắm đến một hoặc hai từ khóa cho mỗi URL

#Lưu ý:

Việc nhồi nhét từ khóa theo bất kỳ cách nào không bao giờ là một điều tốt. Bạn tuyệt đối không được nhồi nhét từ khóa trong nội dung của mình, và URL cũng vậy?

Theo nhiều nghiên cứu, vị trí đầu của URL là vị trí tốt nhất để đưa từ khóa mục tiêu của bạn vào đó.

Bonus: Tránh lặp lại từ khóa

Đây là một chi tiết nhỏ cuối cùng.

Không bao giờ lặp lại các từ khóa của bạn (hoặc bất kỳ từ nào cho vấn đề đó) trong một URL.

Việc lặp lại là vô nghĩa bởi vì Google sẽ không thưởng cho bạn khi sử dụng một từ khóa xuất hiện nhiều lần. Trên thực tế, đây có thể được coi là một hình thức thao túng, rõ ràng là không tốt. Hơn thế nữa, nó có thể sẽ làm cho nội dung của bạn trông như là spam, hoặc ít nhất, làm giảm uy tín trong mắt người dùng và cỗ máy tìm kiếm.

Moz đưa ra một ví dụ tuyệt vời.

Một ví dụ không tốt về việc lặp lại từ khóa

Một ví dụ không tốt về việc lặp lại từ khóa

Trông thật nực cười khi có các từ khóa “chú cún con” được liệt kê ngược lại giữa hai thư mục.

Vì vậy, hãy tránh xa chiến thuật này bằng mọi giá.

6. Kết luận

Đây là tất cả những chia sẻ của tôi về URL đến bạn. Tôi biết rằng, thuật ngữ URL là gì không còn xa lạ với bất kỳ ai, nhưng quá trình tối ưu hóa URL có thể phức tạp hơn những gì bạn nghĩ.

Vì vậy, tôi muốn bạn ghi nhớ điều này: Hãy bắt đầu với việc chọn miền cấp cao và nhận chứng chỉ SSL để người dùng biết website bạn an toàn. Sau đó, bạn cứ tiếp tục triển khai theo cách của mình để tìm ký tự và từ tối ưu. Ngoài ra, bạn nên chọn định dạng thích hợp để không gây ra lỗi cho trình duyệt, đảm bảo rằng bạn đang nhắm mục tiêu chính xác các từ khóa.

Một lời khuyên nữa tôi muốn gửi đến bạn: Chia nhỏ mọi thứ ra từng bước, việc tối ưu hóa URL sẽ trở nên dễ quản lý hơn. Quá trình thực hiện chiến lược sẽ tuân theo nguyên tắc được gói gọn như sau:

Ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu.

Bạn đã nghĩ ra chiến lược tối ưu hóa URL chưa? Hãy chia sẻ với tôi nhé. Chúc bạn thành công!

Related Posts

Leave a Comment