Nội dung bài viết
Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ độc quyền tại thị trường mà chủ thể đang kinh doanh, thương mại đã được các chủ thể kinh doanh khẳng định qua những sự việc tranh chấp nhãn hiệu/ thương hiệu của gần đây.
Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ không thể tiến hành/ hoặc nếu đăng ký rồi nhưng không được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký (tức văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) nếu thiếu đi bước tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành đăng ký. Đây là bước tra cứu trước mà các chủ thể cần phải thực hiện để đảm bảo rằng các nhãn hiệu (logo) của mình không có ai đăng ký trước hoặc sử dụng rộng rãi trước khi mình đăng ký.
1. Kinh nghiệm tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký
Có rất nhiều bài học lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí các doanh nghiệp lớn, vốn hóa lớn, quy mô lớn, nhưng vẫn mắc phải những lỗi cơ bản, những lầm tưởng cơ bản về việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu.
Với câu khẳng định như sau: “Tôi đã đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư, thì đương nhiên nhãn hiệu của tôi sử dụng cũng được bảo hộ”.
Có thể thấy đây là quan niệm của đại đa số các chủ thể kinh doanh hiện nay, và từ quan niệm này đã dẫn đến nhiều tranh chấp về nhãn hiệu gần đây.
Để giải quyết vấn đề này, khi xây dựng và quảng bá thương hiệu (tên thương mại) đi kèm theo đó là nhãn hiệu (logo), bên cạnh vấn đề marketing, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng tới vấn đề tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu, thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Việc tra cứu nhãn hiệu để xem thương hiệu dự đính phát triển có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại của người khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay không.
Hơn thế nữa với việc tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được về mặt chi phí đăng ký mà còn tiết kiệm được cả về cả thời gian. (thời gian đăng ký theo quy định là 12 tháng)
Thay vì phải mất hơn một năm để có thể biết được khả năng đăng ký của nhãn hiệu, thương hiệu thì với việc tiến hành bước tra cứu khả năng đăng ký này, chỉ trong vòng 03-05 ngày làm việc, doanh nghiệp có thể biết được khả năng đăng ký của nhãn hiệu, thương hiệu của mình.
2. Kết quả tra cứu không có đối chứng (tra cứu sơ bộ)
Việc tra cứu sơ bộ chúng tôi hoàn toàn miễn phí, và được thực hiện trên các cơ sở công cộng, mọi người được phép truy cập vào tra cứu, nhưng cơ sở dữ liệu này không được Cục SHTT Việt Nam cập nhật thường xuyên, do đó xuất hiện độ trễ nhất định trên cơ sở dữ liệu, và dẫn đến mức dộ chính xác tra cứu nhãn hiệu sơ bộ sẽ không cao chỉ khoảng 70%.
Do đó để có được kết quả chính xác hơn chúng tôi khuyến nghị Quý khách nên tra cứu có đối chứng trước khi tiến hành thủ tục bảo hộ.
3. Kết quả tra cứu có đối chứng bằng văn bản (tra cứu chi tiết):
Bằng hình thức tra cứu này sẽ có bản đối chứng về việc nhãn hiệu đăng ký có bị trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu cùng nhóm sản phẩm dịch vụ đã đăng ký trước đó hay không. Như vậy sẽ đảm bảo được tính chắc chắn hơn khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ.