Nội dung bài viết
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Điều kiện để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.
Từ đó nảy sinh ra các chủ thể có thể xuất hiện trong suốt quá trình tạo ra đối tượng tài sản trí tuệ (sáng chế) cho đến khi nộp đơn và được Cục SHTT quyết định cấp văn bằng, trong đó gồm có tác giả sáng chế, người đăng ký/ người nộp đơn, chủ sở hữu.
Để làm rõ vấn đề này, luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã quy định về quan hệ giữa quyền đăng ký và quyền sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có sáng chế như sau: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó.
Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Pháp luật cũng quy định những chủ thể đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:
- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
- Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:
-
Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước.
Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
- Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước.
Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
-
Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước.
Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
-