Nội dung bài viết
Việc có được kiến thức về các loại dấu hiệu thường không được chấp nhận đăng ký làm nhãn hiệu khi lựa chọn (các) nhãn hiệu cho công ty của bạn rất là hữu ích. Đơn đăng ký nhãn hiệu thường bị từ chối dựa trên cơ sở được gọi chung là “cơ sở tuyệt đối” trong các trường hợp sau.
1. Tên gọi chung:
Ví dụ, nếu công ty bạn có định đăng ký nhãn hiệu CHAIR (có nghĩa là ghế) để bán sản phẩm ghế, nhãn hiệu sẽ bị từ chối do “chair” là tên gọi chung của sản phẩm.
2. Từ ngữ có tính mô tả
Đó là những từ ngữ thường được sử dụng trong thương mại để mô tả sản phẩm.
Ví dụ, nhãn hiệu SWEET (có nghĩa là ngọt) có thể bị từ chối khi đăng ký cho sôcôla vi tính mô tả của nó. Trên thực tế, sẽ là không công bằng khi trao cho một nhà sản xuất sôcôla độc quyền đối với từ “sweet” để tiếp thị sản phẩm của mình. Tương tự, các thuật ngữ chỉ chất lượng hoặc tán dương sản phẩm như “RAPID” (nhanh), “BEST” (tốt nhất), “CLASSIC” (kinh điển) hoặc “INNOVATIVE” (sáng tạo) có khả nằng làm phát sinh tự phản đối tương tự trừ khi chúng là một bộ phận của một nhãn hiệu có khả năng phân biệt khác. Trong những trường hợp trên, có thể cần phải có “Lời khước từ” (disclaimer) để khẳng định rằng không có ý định bảo hộ độc quyền bộ phận đó của nhãn hiệu.
3. Nhãn hiệu có tính mô tả
Đó là những nhãn hiệu có khả năng đánh lừa hoặc lừa dối người tiêu dùng về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Ví dụ, tiếp thị bơ thực vật dưới một nhãn hiệu mô tả con bò sửa có thể sẽ bị từ chối với lý do bị coi là lừa dối người tiêu dùng vì họ có thể liên hệ nhãn hiệu với các sản phẩm hằng ngày (nghĩa là bơ).
4. Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức
Những từ ngữ và sự minh họa bị coi là vi phạm các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo được chấp nhận rộng rãi ở nước đăng ký bảo hộ thì nhìn chung không được phép đăng ký làm nhãn hiệu.
5. Quốc kỳ, huy hiệu, dấu xác nhận chính thức và biểu tượng của quốc gia và các tổ chức quốc tế
đã được thông báo cho Văn phòng quốc tế WIPO bị loại ra khỏi đối tượng đăng ký.
Đơn đăng ký còn bị từ chối dựa trên “cơ sở tương đối” nếu nhãn hiệu xung đột với các quyền của nhãn hiệu có trước. Có hai nhãn hiệu trùng nhau (hoặc rất giống nhau) dùng cho cùng loại sản phẩm có thể gây ra nhầm lẫn cho người sử dụng.
Một số cơ quan nhãn hiệu kiểm tra sự xung đột với các nhãn hiệu đang được bảo hộ (kể cả các nhãn hiệu nổi tiếng không đăng ký) như là một phần của quy trình đăng ký, trong khi nhiều cơ quan nhãn hiệu khác chỉ thực hiện việc này khi nhãn hiệu bị bên thứ ba phản đối sau khi công bố nhãn hiệu.
Trong trường hợp bất kỳ, nếu cơ quan quản lý nhãn hiệu thấy rằng nhãn hiệu của bạn trùng với hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu có trước cho sản phẩm trùng hoặc tương tự, nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối hoặc hủy bỏ. Do đó, việc tránh sử dụng các nhãn hiệu có nguy cơ bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu có trước là một giải pháp thông minh.