CÁC THỂ LOẠI BÀI VIẾT CONTENT MARKETING

by admininss
CÁC THỂ LOẠI BÀI VIẾT CONTENT MARKETING

1. Content Marketing là gì? Có sự khác nhau nào giữa Content Marketing và Copywriting?

Content Marketing được hiểu là cách viết nội dung với mục đích thu hút khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau như bài viết, video, podcast, ebook, sự kiện,…

Content Marketing làm nhiệm vụ chia sẻ kiến thức, nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu, giúp doanh nghiệp (cá nhân) luôn ở trong tâm trí của khách hàng, sau đó là quyết định mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ…

Sự khác nhau cơ bản giữa Content Marketing và Copywriting là gì?

Copywriting là quá trình viết các tài liệu tiếp thị và quảng cáo nhằm thuyết phục khách hàng thực hiện một số hành động như mua hàng, nhấp vào liên kết trang web, đặt lịch tư vấn, ủng hộ,… Người viết Copywriting sẽ tập trung vào những nội dung quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng để đạt mục tiêu cuối cùng là click vào link, điền thông tin cá nhân, gọi điện, mua hàng…

Nếu bạn đang viết nội dung cho một landing page, cho một TVC quảng cáo trên Tivi, youtube, một câu slogan cho nhãn hàng, một thư chào hàng, một email thông báo chương trình khuyến mãi, một bài quảng cáo Facebook,… đồng nghĩa với việc bạn đang thực hiện vai trò của một Copywriter.

Sự khác nhau giữa Content Marketing và Copywriting chủ yếu là nội dung cho Content Marketing tập trung vào chia sẻ thông tin hữu ích còn Copywriting tập trung vào bán hàng. Dù rằng trong Content Marketing bạn vẫn có thể viết những nội dung mang tính quảng cáo trực tiếp nhưng sẽ không nhiều khi viết Copywriting. Và đơn nhiên, trong các chiến dịch về Content Marketing sẽ có các dạng bài viết Copywriting nhằm mục tiêu thúc đẩy hành động mua sản phẩm, dịch vụ…

3. Các thể loại bài khi học viết Content Marketing

Content Marketing có rất nhiều thể loại bài viết khác nhau và một Freelance Writer nên tìm hiểu để biết mình thích hợp với dạng nào, khách hàng đang cần viết ở dạng nào.

Content Marketing đang được phát triển ở nhiều dạng thức khác nhau như Blog, Social posts, Email Marketing, Video, Ebook, Case Study, Infographic,…

Mỗi thể loại Content Marketing sẽ được thực hiện theo từng cách viết khác nhau để phù hợp với các nền tảng chia sẻ. Nếu muốn viết Blog để đăng lên website, bạn cần hiểu về kiến thức SEO để đáp ứng các chuẩn từ khóa tăng độ nhận diện tìm kiếm trên Google.

Nếu muốn viết Social post, bạn cần vừa kết hợp hình ảnh, vừa kết hợp nội dung trong từng bài đăng lên các kênh như Facebook, Instagram, Zalo,… Nếu muốn viết về Email Marketing, bạn cần chuẩn bị một kịch bản từ lúc kêu gọi độc giả đăng ký nhận tin, đến lúc gửi bài viết mỗi tuần, hay mỗi ngày, đến lúc bán một sản phẩm hay dịch vụ gì đó…

1. SOCIAL POSTS

Social posts là dạng nội dung với mục đích đăng lên các trang mạng xã hội. Tại Việt Nam, chúng ta hay dùng Facebook, Instagram, Linkedin, Zalo… Mục đích để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc chia sẻ kiến thức mà mục tiêu cuối cùng là có độc giả, có khách hàng tiềm năng tương lai

2. BLOG

Blog được hiểu như bài giới thiệu sản phẩm, bài giới thiệu dịch vụ, bài chia sẻ kiến thức chuyên sâu… Tùy vào thực tế nội dung cần truyền đạt, nó có thể chứa từ 800 – 3000 từ. Nếu một blog thông thường đăng ở mục tin tức hoặc mục Blog của website, độ dài phổ biến là 1000 từ – 1500 từ. Nhưng nếu dạng bài Article, Long Form, yêu cầu kiến thức sâu hơn, độ khó về mặt câu từ hoặc cách thể hiện cũng cao hơn, đặc biệt số từ có thể rơi vào 1500 – 3000 từ.

3. EMAIL MARKETING

Email Marketing là một hình thức tiếp thị bằng nội dung vô cùng hiệu quả cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Email Marketing có các lợi ích nhất định như tính tiếp cận tốt (bạn có gửi cùng lúc đến cả 5000 khách hàng, hoặc hơn), dễ dàng đo lường được bao nhiêu trong số đó đọc email bạn, click vào link mua sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hoặc cá nhân thông qua hình thức gửi tin đều đặn để tạo cảm giác nhớ cho độc giả.

4. VIDEO

Video là một dạng nội dung của Content Marketing nhưng được thể hiện dưới dạng hình ảnh, âm thanh. Xu hướng thích xem video và nghe hơn đọc đang ngày càng phổ biến. Vì thế, nếu bạn tập trung vào dạng nội dung này cũng là một lợi thế để có được độc giả và khách hàng tiềm năng. Video có thể xuất hiện trên các nền tảng như Facebook, Youtube, TikTok,… tùy vào từng nền tảng sẽ có cách thể hiện khác nhau.

5. EBOOK

Ebook thường có nội dung chuyên sâu và bạn cần đứng ở góc nhìn mình là chuyên gia (hoặc người nghiên cứu sâu và kỹ những nội dung định chia sẻ) để tự tin làm Ebook đưa ra công chúng. Ebook mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích như xây dựng thương hiệu cá nhân (cách cho đi kiến thức sâu giúp bạn có được sự tín nhiệm cao).

6. CASE STUDY

Case stydy là dạng nội dung giúp cá nhân, doanh nghiệp xây dựng niềm tin, thu hút khách hàng và mang lại doanh thu trong tương lai. Số lượng từ trong Case Study có thể dao động từ 500 – 1000 từ. Bạn có thể khai thác các khách hàng, độc giả đã trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của mình và xin phép họ được chia sẻ câu chuyện ra công chúng.

Nếu khách hàng trước khi đến với bạn gặp phải những khó khăn, sau khi đến và được bạn hỗ trợ họ đã có được những thay đổi tích cực hoặc khắc phục được vấn đề trước đây… bạn hoàn toàn có thể khai thác chúng để đưa đến độc giả một Case Study hoàn chỉnh để tăng niềm tin cho khách hàng tiềm năng của mình.

Related Posts

Leave a Comment