Căn cứ pháp luật và cơ sở lý luận trong việc xác định phạm vi bảo hộ của sáng chế

by admininss
Căn cứ pháp luật và cơ sở lý luận trong việc xác định phạm vi bảo hộ của sáng chế

Theo quy định của pháp luật, cụ thể theo điều 16.1 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của chính phủ quy định chi tết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp có quy định:

Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ.”

Và “Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng với đối tượng đã biết.”

Theo điểm 23.6d thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ khoa học công nghệ hướng dẫn thi hành nghị định 103/2006

Như vậy, theo những quy định trên, ta có thể thấy rằng phạm vi bảo hộ của sáng chế phải được xác định bằng phần yêu cầu bảo hộ ghi nhận trong bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích, và được thể hiện bằng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt với đối tượng đã biết.

Và cũng theo quy định trên, phạm vi bảo hộ của sáng chế được xác định bằng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật có mặt trong yêu cầu bảo hộ.

Một lần nữa có thể khẳng định rằng, bản mô tả sáng chế chỉ đóng vai trò thuyết minh, làm rõ về các dấu hiệu kỹ thuật đó, do vậy yêu cầu bảo hộ phải phù hợp với phần mô tả sáng chế.

Nghĩa là, về mặt nguyên tắc, mọi dấu hiệu kỹ thuật có mặt trong yêu cầu bảo hộ đều được coi là dấu hiệu kỹ thuật cơ bản với các chức năng để xác định đối tượng bảo hộ, để đạt được mục đích đã đề ra, và để phân biệt đối tượng được bảo hộ với các đối tượng khác đã biệt.

Thường cả ba chức năng này đều thống nhất với nhau và đều đạt được bởi tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật. Nếu trong tập hợp có tồn tại một hoặc một số dấu hiệu kỹ thuật mâu thuẫn với mục đích nào đó thì dấu hiệu kỹ thuật đó được coi là làm mất “khả năng áp dụng công nghiệp” của đối tượng.

Ngược lại, có thể có một hoặc một số dấu hiệu chỉ nhằm mục đích này mà không nhằm vời mục đích kia, Trong trường hợp như vậy, các dấu hiệu kỹ thuật trên thường có tác dụng thu hẹp phạm vi bảo hộ của sáng chế.

Related Posts

Leave a Comment