Entity là gì ? Entity thực sự có quan trọng và hiệu quả nữa không ?

by admininss
Entity là gì ? Entity thực sự có quan trọng và hiệu quả nữa không ?

Entity là 1 khái niệm đã quá quen thuộc với cộng đồng seo Việt những năm lại đây, nhất là từ 2017 đến giờ. Có quá nhiều người làm dịch vụ entity, rồi viết các bài về entity. Nhưng số lượng người hiểu sâu về Entity và tầm quan trọng của nó thì không nhiều. Chính vì vậy bài viết này sẽ giải thích cặn kẽ về định nghĩa Entity là gì cho mọi người và liệu trong hiện tại và những năm tới, entity còn có hiệu quả trong seo hay không ?

Entity là gì ?

Entity dịch sang tiếng việt gọi là “Thực thể”, là 1 khái niệm không mới với nhiều anh em làm seo. Tuy nhiên với những anh em newbie khi nói đến thực thể thì chưa thể hình dung ra được nó là gì?

Entity trong seo là việc chứng tỏ 1 website của 1 thương hiệu, tổ chức hay của 1 cá nhân có thật trên thực tế. Thực thể là thực tế có thật. Việc xác định entity là làm sao đó để chứng tỏ được website đang nhắc đến hoàn toàn uy tín, được định danh về vật lý, tổ chức, cá thể, độc nhất, độc lập và có thể phân biệt hoàn toàn với các cá nhân tổ chức khác. Đó gọi là Entity.

Có nhiều website trên thực tế không hề có thật, nhưng chúng ta có thể fake thông tin và khai báo nó như thật và định danh nó hoàn toàn như có thật trên thực tế bằng các tín hiệu social, schema hay báo chí. Vì thực tế Google xác định tính thực thể qua việc nhận diện các tín hiệu ở khắp nơi do chúng ta tạo ra mà.

Làm Social có gọi là Entity ?

Nhiều người đang tạo lập hệ thống social vô tội vạ, thậm chí spam, hoặc tự làm hoặc thuê các dịch vụ các bên nhưng liệu đó có gọi là Entity hay chỉ là tạo backlink cho website ? Cụ thể chi tiết phải nắm cơ bản được các thông tin dưới đây.

Việc xác định Entity cho website hay tác giả không chỉ thông qua việc tạo lập hệ thống social – các mạng xã hội mà còn có nhiều cách khác để xác định thực thể. Google hiểu 1 website là 1 thực thể bằng việc crawl ( thu thập thông tin) từ nhiều nguồn và tổng hợp lại. Khi được nhắc tên và định nghĩa ở nhiều nơi hoặc thông qua các trang báo đài uy tín nổi tiếng, thì thương hiệu hay người đó sẽ được định danh, mật độ nhắc lại ( mention) càng nhiều thì việc xác định thực thể ( entity ) càng nhanh được.

Vậy quay lại việc tạo lập social. Nếu tạo lập social với việc đồng bô thông tin, đó cũng chính là 1 dạng lan tỏa giá trị thương hiệu ( brand ) lên các mạng xã hội. Với điều kiện thông tin phải đồng bộ mọi thứ mới tạo ra sức mạnh cho entity.

Việc anh em đang tự làm social hay thuê dịch vụ các bên nhưng khai thông tin bừa bãi và tự phát rồi trỏ link về website đó chỉ tạo ra tác dụng về tín hiệu Lực cho website chứ ko mang ra giá trị sức mạnh của thương hiệu và tính xác định thực thể.

Như thế nào là 1 thực thể ( Entity ) đủ mạnh ?

Về mặt Offpage

Khai thác social chỉ là 1 hình thức rất bé trong việc xác định thực thể, nó chưa đủ để thể hiện Entity thực sự lớn mạnh, nhưng nó cũng sẽ giúp phần nhiều website chứng tỏ nó là 1 thực thể, 1 entity cơ bản bước đầu hình thành.

1 website đủ tính entity mạnh là 1 website có được sự đồng bộ thông tin ở khắp mọi nơi, sự lan tỏa và nhắc tên ( mention) thương hiệu lên nhiều nơi khác, cụ thể là nhiều website khác.

Mình sẽ giải thích rõ cho các bạn khi nào Google hiểu 1 website là 1 thực thể thực sự mạnh. Ví dụ như hình bên dưới khi chúng ta gõ ” Thế giới di động“.

Khi gõ keyword này vào google thì rõ ràng brand được nhắc tên đến là ” Thế giới di động” sẽ xuất hiện thêm website “https://www.thegioididong.com” ngay trang 1 vs hệ thống sitelink là các danh mục như bên dưới. Lúc này brand và website đã khớp phần thông tin và google hiểu từ ” Thế giới di động” của của website thegioididong.com. Ở đây nhiều bạn khi gõ brand của các bạn thì sẽ ra website khác do việc xác định entity chưa đúng và chưa đủ mạnh.

Tiếp đến ở số 3 gọi là site link. Khi website đủ trust ( độ tin tưởng ) và đủ mạnh thì sẽ xuất hiện sitelink, cái này không phải là schema như nhiều người vẫn nghĩ. Sitelink chỉ xuất hiện khi các page/danh mục/post được xem nhiều, thường là sẽ có nhiều traffic thật bot vào như truy vấn người dùng ( cái này mình giải thích thêm chứ ko liên quan đến entity ).

Ở mục số 4 hiện lên gọi là Google Knowledge Graph ( Gọi là sơ đồ trí thức ). Ban đầu định ko nói sâu về Entity đâu, việc ai người đó làm và mình làm dịch vụ đang ổn với lượng đơn từ 2-5 đơn entity hàng ngày và khai thác các website đang tốt. Nhưng càng ngày càng nhiều bạn đặc biệt khách hàng chưa hiểu sâu về Entity nên mình sẽ giải thích cặn kẽ chi tiết luôn.

Entity thực sự có quan trọng và hiệu quả nữa không

Entity thực sự có quan trọng và hiệu quả nữa không

Phần Google Knowledge Graph này cực kỳ quan trọng trong việc xác định thực thể, nó có thể gọi là mạnh nhất trong việc xác định 1 website, 1 tổ chức hay 1 cá nhân là 1 Entity. Sơ đồ trí thức được hình thành từ việc Google thu thập thông tin từ nhiều nguồn và tổng hợp lại dựa trên sự đồng bộ nhắc tên thông tin đó là chính xác và có thật.

Nhiều năm trước, chúng ta có thể tạo ra Google Knowledge Graph này thông qua việc tạo Freebase hay Wikipedia nhưng về sau việc tạo Freebase để sinh ra sơ đồ trí thức đã không làm được nữa. Mà thông tin chủ yếu bây giờ để sinh ra ” sơ đồ trí thức” chủ yếu từ báo chí PR và Wikipedia. Các bạn có thể Google gõ thử ” Nguyễn Tấn Dũng ” hay ” Phan Văn Đức ” để thấy thêm về ví dụ tính xác định thực thể( entity) cho người.

Ở đây mình muốn kết luận lại 1 Entity đủ mạnh là 1 entity đủ tính đồng bộ thông tin và có giá trị lan tỏa về mặt nhận diện thương hiệu hoặc tác giả. Bạn nào ngấm được sâu được kiến thức mình chia sẽ ở phần này sẽ khai thác vào seo rất mạnh, nhất là đối với các PBN (Private Blog Network).

Về mặt Onpage Content

Biết đến NLP (Nature Language Processing) từ tháng 1/2020 nhờ được 1 khách hàng chia sẽ công cụ khi nghiên cứu tính thực thể entity, đó thực sự là sự hấp dẫn vô cùng lớn tại thời điểm đó. Sau đó đào sâu và thấy rất nhiều sự tuyệt vời và huyền diệu của Google đối với dữ liệu trên các website.

Mới 1 ít năm lại đây, Google cho ra mắt NLP = Nature Language Processing. Đây là công cụ mà Google phát triển để tiến hành thu thập dữ liệu nội dung với cái gọi là “ngôn ngữ tự nhiên” trong văn bản.

Thông qua các từ ngữ, cụm từ và văn bản, tính entity trong content được xác thực và Google hiểu rõ chủ đề của nội dung văn bản mà người viết trên website đề cập đến. Đây là điểm tinh túy mà Google phát triển được bằng máy học và AI.

Nature Language Processing

Nature Language Processing

Như ví dụ ở đây chỉ 1 đoạn văn bản ngắn nhưng Goolge thông qua máy học và AI đã nắm bắt rõ từ nào mang tính thực thể và xếp hạng làm rõ chủ đề của đoạn văn. Ngoài ra nó còn hiểu đoạn văn bản này thuộc chủ đề gì và cảm xúc văn bản ra sao.

Nature Language Processing

Nature Language Processing

Google hoàn toàn hiểu được mọi thứ về website của bạn từ nội lực content onpage, ngữ nghĩa, cảm xúc, chính tả trong văn bản. Nên bạn không cần bất ngờ với bộ não thông minh của Google.

Social là gì ?

Social là hệ thống các mạng xã hội mà ở đó nhiều người dùng trên khắp thế giới tương tác và trao đổi thông tin với nhau. Giống như facebook, các mạng xã hội khác như linkedin, pinterest, tumbr hay vân vân mây mây mạng xã hội khác. Mỗi social có đặc điểm tính năng khác nhau và mục đích khác nhau trong công việc. Nhưng phần lớn nó đều là các mạng xã hội nhằm chia sẽ thông tin người dùng để tương tác với nhau.

Social chia làm 3 loại cơ bản mà mình liệt kê ra theo mục đích sử dụng khi mình triển khai entity cho website. Có thể đúng vs bản thân nhưng vs anh em có thể chưa đủ hoặc chưa đúng theo suy nghĩ của anh em thì ae bỏ qua cho đỡ mệt đầu.

1. Social Profile

Social Profile là các social có chức năng khai báo thông tin, hầu như nó chỉ có tính năng chính là lập ra để khai báo thông tin thôi chứ ko thể đăng bài hay bookmark link được. Các chức năng khác ngoài đăng bài và đăng link có hay ko thì mình cũng ko chú ý lắm.

2. Social Bookmark

Là các loại social có chức năng bookmark hay còn gọi là post link, đăng link trực tiếp hoặc 1 đoạn ngắn lên chính social đó. Ví dụ như Twitter, Diigo hay Instapaper…

3. Social Blog 2.0

Blog 2.0 là nền tảng các trang blog được tạo trên nền domain chính của social đó. Nó cho phép người dùng tạo các blog như hệt các website và có các tính năng chia sẽ, đăng bài, up ảnh và nội dung hoàn chỉnh như 1 website. Bạn có thể tùy biến giao diện của blog như website ở dạng miễn phí, nếu trả phí thì sẽ có những tính năng cao cấp hơn. Chúng ta quen thuộc với việc sử dụng các blog 2.0 như Blogspot, WordPress, Weebly….

Blog 2.0 sau khi tạo xong sẽ có dạng là sub domain : abc.blogspot.com( trong đó abc là user bạn đặt cho blog ). Những dạng blog này khai thác tốt có thể làm web vệ tinh 2.0 được rất tốt, thậm chí có thể seo và tạo ra lượng traffic nhất định nếu bạn tối ưu tốt nó.

Entity có tác dụng như thế nào ?

Hãy suy nghĩ từ thực tế, Seo bản chất là mô phỏng toàn bộ quá trình kinh doanh và quảng cáo từ thực tiễn. Google luôn muốn đưa ra mọi thứ qua các công cụ tìm kiếm sát với đời thực.

Về mặt thương hiệu

Khi 1 website được xác định entity thì nó giống như 1 doanh nghiệp được định danh và quảng bá rộng rãi về mặt ” Thương hiệu” và ngành nghề kinh doanh. Thương hiệu đủ lớn như website đủ mạnh sẽ giúp độ tin tưởng ( trust ) từ khách hàng và người dùng cao hơn, điểm uy tín so với các thương hiệu ( website) khác cùng ngành có sự khác biệt hẳn. Chính vì vậy khi cùng 1 nội dung bài viết hướng về 1 từ khóa, hay 1 sản phẩm bán hàng cho 2 thương hiệu khác nhau thì sẽ ưu tiên thằng nào mạnh hơn, nổi tiếng hơn được người mua, người đọc chọn lựa nhiều hơn.

Về mặt con người

Entity Person – Author – Founder giúp định vị rằng website mà bạn đang làm là của ai, người viết bài, tác giả hay founder website có phải là người có kiến thức chuyên môn nổi tiếng trong lĩnh vực mà website bạn đang nói tới hay không. Google ngày càng khuyến nghị tính xác thực chuyên môn trong từng bài viết. Chúng ta cũng có thể mô tả và xác thực tính entity của con người giúp cải thiện website với thuật toán E-A-T trong mắt google.

Triển khai social đồng bộ và nếu có thêm báo hay wikipedia về người mà khai vào schema thì cực kỳ mạnh cho website nhé.

Related Posts

Leave a Comment