LÀM SAO VIẾT VỀ THỨ MÌNH KHÔNG CÓ KIẾN THỨC?

by admininss
LÀM SAO VIẾT VỀ THỨ MÌNH KHÔNG CÓ KIẾN THỨC?

Có lẽ nhiều bạn newbie sẽ có câu hỏi này khi vừa đặt chân vào giới content và bắt tay vào viết bài test đầu tiên. Có thể bạn sẽ thắc mắc là tại sao nhà tuyển dụng chỉ cung cấp cho mình từ khoá mà không cho mình thông tin về nội dung mình phải viết. Các bạn không biết phải viết như thế nào và bắt đầu từ đâu.

Cần cần thông tin để viết bài? Trên internet ấy, trên đó có cả tỉ bài về nội dung mà bạn sắp viết, việc của bạn là lên đó thu thập thông tin về và triển khai vào bài viết của các bạn. Nhà tuyển dụng chỉ cung cấp thông tin cho bạn khi bạn viết về một sản phẩm chưa từng có, một nội dung mới thôi. Mà những bài kiểu vậy thì các newbie hãy yên tâm là sẽ không bị nhà tuyển dụng giao đâu, những bài này chỉ có các master viết mức nhuận vài triệu một bài mới đủ tầm chiến thôi.

Còn cụ thể làm thế nào để lấy thông tin trên internet về viết thì các bạn đọc tiếp bên dưới nhé. Bài viết này mình xin gửi tới các bạn newbie ( những chuyên gia content trong tương lai)

1. XÁC ĐỊNH CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN TỪ KHOÁ

Thường thì nhà tuyển dụng sẽ chỉ cung cấp cho bạn từ khoá chính và việc của bạn là phải viết về từ khoá đó. Việc đầu tiên cần làm là hãy nghĩ xem từ khó đó liên quan tới những nội dung nào.

Ví dụ như từ khoá mà nhà tuyển dụng cung cấp là “bánh nướng” chẳng hạn. Vậy thì có những nội dung nào liên quan tới từ khóa này? Có thể là cách làm bánh nướng, bánh trung thu, bánh nướng vị abcxyz, ăn bánh nướng chung với gì (nước trà chẳng hạn này), các hãng bánh nướng này,…

Cực kì nhiều các nội dung liên quan đến từ khoá chính, ngồi cả ngày kể cũng không hết được . (Chả biết có hết không chứ kể 1 lúc là chán rồi)

2. TRA CỨU NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ XÁC ĐỊNH Ở PHẦN 1

Từ những nội dung có liên quan tới từ khoá mà bạn đã nghĩ ra ở phần 1, bạn sẽ tiến hành tra cứu chúng.

Thực ra cũng không cần thiết phải tiến hành phần 1 mà bạn có thể nhập từ khoá vào nội dung tra cứu luôn. Cách này thì tương đối nhanh nhưng trong một số trường hợp, thông tin trả về sẽ không đủ hữu ích cho bài viết của bạn.

3. THU THẬP THÔNG TIN VÀ VIẾT BÀI

Từ các kết quả tra cứu được ở bước 2, bạn cần thu thập các thông tin phục vụ cho bài viết. Lưu ý là không được sao y nguyên nội dung vì điều này liên quan tới yếu tố unique. Nếu unique thấp, bác Gồ sẽ đánh giá thấp bài của bạn. ( 75, 80% cũng là thấp rồi nha, unique tốt nhất nên hơn 90%, được 100% thì càng tốt)

Bạn có thể copy những đoạn văn có nội dung phù hợp cho bài viết của bạn về. Sau đó xóa nó đi rồi viết lại theo cách của bạn. ( Đây là một mẹo nhỏ để có được những đoạn văn chất lượng một cách đơn giản cho các bạn newbie nhé. Còn pro thì họ có nhiều cách khác xịn hơn cơ, nhưng ngoài tầm với của các newbie rồi)

Khi sao nội dung về và viết lại như vậy thì các đoạn văn có thể sẽ bị rời rạc và gãy mạch. Vậy nên bạn hãy chú ý tới việc sắp xếp lại trật tự các luận điểm và sử dụng câu nối, từ nối cho phù hợp nhé.

4. CÁC VIỆC SAU CÙNG

Sau khi hoàn thành bài viết, hãy check lại chính tả, văn phong, độ unique. Check chính tả thì bạn có thể dùng công cụ hoặc đọc chay (mình thì vẫn ủng hộ việc kết hợp cả 2 cho kĩ).

Kiểm tra văn phong thì chẳng có cách nào khác ngoài việc đọc lại cả, bạn cũng có thể đưa cho vài người quen đọc và xin ý kiến, họ sẽ góp ý cho bạn về lối văn. Về unique thì không biết các pro khác thế nào chứ mình thì thường sử dụng Smallseotools. Các bạn newbie hãy note lại công cụ này nhé, rất cần thiết đó.

Bạn cũng nên chèn ảnh vào bài content nữa. Hãy tìm kiếm một vài bức ảnh đúng chủ đề mà bạn thấy đẹp, chất lượng cao, design lại 1 chút, đổi tên ảnh và vậy là xong.

Với quy trình này thì khá dễ cho các bạn newbie viết bài nhỉ. Chúc các bạn thành công, những chuyên gia content trong tương lai.

LÀM SAO VIẾT VỀ THỨ MÌNH KHÔNG CÓ KIẾN THỨC?

LÀM SAO VIẾT VỀ THỨ MÌNH KHÔNG CÓ KIẾN THỨC?

Related Posts

Leave a Comment