Nội dung bài viết
MARKETING nó như một đại dương mênh mông, mà ở đó Marketer phải đóng vai 1 “sát thủ” nên dễ hay khó, đều tùy thuộc vào cái “Trình” của bạn.
1. Level Low:
Marketer chỉ biết vận dụng những kiến thức “CĂN BẢN” từ trường lớp, sách vở lồi lõm, thiếu am hiểu về sản phẩm lẫn dịch vụ ngành giáo dục, thường chỉ biết sao chép, dẫn đến sản phẩm Marketing của mình nhàn nhạt, thậm chí xàm xàm. Họ chỉ biết chăm chăm vào việc lên các plan Promotion, phù hợp với chiến lược CẠNH TRANH BẰNG GIÁ ( Nhiều – Rẻ), chạy ad… cho đến khi hết tiền.
2. Level Low to Middle:
Biết lên Marketing campaign, tập trung về mặt quảng bá sản phẩm, dịch vụ ở mức cơ bản, tạm đủ để Introduce thương hiệu với đối tượng khách hàng local
Kết hợp với promotion dựa vào các nhóm sản phẩm muốn quảng bá, đánh vào tâm lý “Học nhanh – rẻ” của khách hàng tầng thấp -> trung dựa vào chiến lược cạnh tranh về “SẢN PHẨM & DỊCH VỤ.” Tuy nhiên được dăm ba tháng đầu, rồi cạn kiệt ý tưởng, để rồi các sản phẩm về sau, từ ideas, concepts, content nhạt nhòa
3. Level Mid-High:
Bắt đầu bằng một Marketing Strategy bài bản, với đầy đủ các cấu trúc, chức năng phục vụ cho từng phân đoạn:
- Quảng bá (public relations) cho phân đoạn tiền khai trương
- Quảng cáo (advertising) cho phân đoạn Runtest
- Khuyến mãi (promotion) cho phân đoạn sau khai trương
Mặc dù làm bài bản, tuy nhiên hiệu quả vẫn không cao, bởi họ tập trung bán những thứ hữu hình, mà thực tế – ngành giáo dục, nếu chỉ chọn yếu tố cạnh tranh bằng “MÔ HÌNH KINH DOANH TIÊU CHUẨN” (Đạt các yếu tố: Dịch vụ, không gian, giảng viên giỏi…) bán cái sự sang chảnh, thì rào cản cạnh tranh vẫn rất thấp, bạn làm được thì người khác cũng copy được, bởi bạn chẳng thể, giấu giếm đối thủ được gì.
4. Level High:
Với cái level này, yếu tố cạnh tranh chính là “MÔ HÌNH KINH DOANH KHÁC BIỆT“, Marketer phải ý thức được rằng: việc sử dụng tất cả các công cụ, phương pháp nêu trên vẫn không đủ – nếu bạn chưa thực sự hiểu, “cảm” & “yêu” về giáo dục concepts mà bạn đang phải gánh vác trách nhiệm là đưa Thương hiệu ấy đến tâm trí (lý tính) và trái tim (cảm xúc) đến khách hàng.
Vì sao vậy? Bởi thứ bạn phải làm là khiến họ phải muốn, phải yêu, phải thích Concepts đó, nên bạn cần phải khiến họ hiểu, họ “cảm”, họ khao khát đã, nên việc Educate khách hàng nó quan trọng vô cùng.
5. Level High-end:
đây là đỉnh cao của một mô hình KINH DOANH SÁNG TẠO. Nhiệm vụ lúc này không thể thuộc về 1 Marketer nữa, mà nơi đó phải có 1 bộ phận Marketing gồm rất nhiều Marketer đỉnh cao, vì sao vậy?
Vì cái concepts đó không bán thứ khách hàng biết sẵn, khách hàng cần như một nhu cầu mỗi ngày… mà bạn phải tạo ra nhu cầu cho khách hàng, bán những thứ họ chưa biết, bán những thứ bạn là duy nhất, bán cho họ sự ngạc nhiên đến phấn khích… khiến cho họ hãnh diện khi bước chân qua cánh cửa của bạn, khiến họ tự hào khoe với mọi người về đẳng cấp của họ, bán cho sự “TRẢI NGHIỆM TUYỆT VỜI“.
Cho nên, năng lực của 1 Marketer có giỏi tới đâu đi nữa, nhiều lắm nó cũng chỉ chiếm chưa đến 20% trong sự thành công về mặt Marketing cho Thương hiệu mà thôi, phần còn lại chính là sự “THẤU HIỂU” về ngành dịch vụ nhọc nhằn này….
Với nhà đầu tư, vẫn cứ là sự lựa chọn của câu chuyện “CON GÀ VÀ QUẢ TRỨNG2″!