Nội dung bài viết
Làm SEO lâu năm tôi đúc kết SEO cần có tư duy thực tiễn và làm việc thông minh. Cách đặt vấn đề tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong SEO.
Mỗi một vấn đề trong SEO là một bài toán tổng hợp nhiều bài toán khác nhau và có nhiều kiến giải khác nhau. Có cách giải dài ngắn thông minh khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là lên TOP.
Nhưng trước khi thực hành cần nắm vững lý thuyết SEO nhé. Sở dĩ tôi bôi đen từ nắm vững vì nhiều bạn khi đặt vấn đề mà không hiểu cơ bản về SEO hoặc hiểu rất hời hợt thì có tư vấn cũng ko rút ra được kinh nghiệm.
Bài toán 1: Tối ưu title như nào cho đúng?
Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng nghiên cứu kỹ ra nó là cả tá vấn đề. Chắc hẳn mọi người đều biết:
- – Từ khóa nên ở trong title
- – Từ khóa nên ở đầu title…
Đấy là nghe các ông SEO lâu năm bảo thế chứ thực ra với người mới cũng chả hiểu hoặc khó hiểu vì sao cần phải như vậy.
Trước khi giải đáp vấn đề này, ta cần nắm vững:
-
Định nghĩa title là gì: Nó là tiêu đề khái quát nội dung của 1 trang web và được hiển thị trên đầu google. Vì nó có tác dụng khái quát nội dung của 1 trang web nên nó đặc biệt quan trọng.
Nó chính là cái nhìn đầu tiên của google và người dùng khi nhìn vào website của bạn.
-
Tư duy thực tiễn ngoài đời 1 chút: Coi google là 1 con phố thông tin – Coi mỗi Website trên google là 1 Cửa hàng – Thì Title chính là Biển quảng cáo/chỉ dẫn.
Bạn biết rồi đấy, để tạo 1 cái biển quảng cáo chất lượng ko hề dễ: biển phải to, đẹp, dễ nhìn, ấn tượng, người qua đường liếc qua là nắm được thông tin cửa hàng bán gì, biển phải đập to cái tên thương hiệu vào mắt để gây thương nhớ…
Hàng tá mục đích để nhồi vào cái biển, khổ nỗi kích thước cái biển cũng có giới hạn cho phép. Title cũng thế.
Vậy bài toán đặt ra là đặt title làm sao để đạt hết các tiêu chí: ấn tượng, chứa thông tin (từ khóa), chứa thương hiệu, tính thẩm mỹ… Chúng ta đã bắt gặp hàng trăm website có title khác nhau trên google. Đâu là lựa chọn tốt?
Nếu đã có giới hạn thì không nên tham lam quá, mà nên xác định ưu tiên những tiêu chí quan trọng hơn khi đặt ở title.
Điều này phụ thuộc vào Tiêu chí, Mục đích, Lĩnh vực của mỗi người làm SEO.
– Với 1 doanh nghiệp nhỏ mới xuất hiện trên thị trường, chưa có thương hiệu, ít vốn thì ta nên ưu tiên thông tin trước, vì có show thương hiệu ra họ cũng chả biết ta là ai. Mặt khác thông tin chứa từ khóa sẽ giúp người dùng click nhanh vào web của bạn hơn cũng như giúp google hiểu sớm về thông tin web của bạn.
Ví dụ: “Shop đồ chơi cho bé giá hạt dẻ tại Hà Nội”
– Doanh nghiệp lớn hoặc họ có cách tiếp cận khách hàng nhanh hơn thì họ hoàn toàn có thể đặt tên thương hiệu lên đầu.
Ví dụ: “Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Vịt Ngan” để gây thương nhớ tên Kangaroo.
– Hay mỗi lĩnh vực không thể áp dụng cùng 1 công thức được. Ví dụ như bán đồ ăn thì lại cần 1 title ấn tượng hơn là 1 title chứa quá nhiều thông tin
Ví dụ: “Vịt quay Bắc Kinh ngon nút lưỡi” hơn là “Vịt quay Bắc Kinh, Bắc Kạn, Bắc Kỳ, Pắc Pó…”
Kết: Đó là ví dụ về việc tối ưu title, các yếu tố onpage khác cũng có nhiều cách đặt vấn đề và tiếp cận khác nhau. Vì thế SEO onpage thực ra rất phong phú và có liên kết thực tiễn khá nhiều.
Bài toán 2: Thế nào là backlink chất lượng? Xây dựng ở đâu?
Đây thực ra là câu hỏi rất ngây ngô và là câu hỏi muôn thuở từ ngày này qua ngày khác của ngay cả các bạn đã tìm hiểu về SEO. Vì chỉ cần nắm vững định nghĩa backlink là chúng ta đã có câu trả lời. Backlink là liên kết/đường dẫn trỏ về 1 website nào đó được đặt tại 1 vị trí nào đó trên 1 website nào đó.
Thế nên backlink chất lượng đơn giản nó là liên kết được đặt tại 1 website chất lượng. Còn thế nào là 1 website chất lượng thì nó là 1 website được xây dựng tốt, được người dùng, google đánh giá tốt.
Còn xây dựng ở đâu? Thì tìm website nào cho phép xây dựng thì mình chủ động xây, hoặc nếu website bạn có nội dung hay thì người khác sẽ giới thiệu link về website bạn.
Nhiều người bảo tìm liên kết chất lượng khó, tôi xin trả lời là không hề khó, khi google là kho dữ liệu khổng lồ, nguồn rất nhiều, quan trọng là phương pháp tìm thế nào nhanh và hiệu quả. Bạn có thể gõ trên google ra đầy phương pháp tìm kiếm đó, hãy thử áp dụng và chắt lọc.
Bài toán 3: Tôi phải làm gì để web có thể lên top?
Nắm vững được các yếu tố xếp hạng, triển khai chất lượng là lên top thôi. Còn nếu ai cũng triển khai đầy đủ thì ông nào làm tốt những yếu tố quan trọng hơn thì top cao hơn.
Nhiều bạn làm mãi không lên rồi khẳng định là mình đã làm tốt rồi, nhưng thực tế đó là suy nghĩ một chiều, không có lý do nào bào chữa ngoài việc bạn chưa làm tốt hoặc có người làm tốt hơn bạn.
Tư duy thực tiễn một chút: Sản phẩm bán chạy khi mà sản phẩm chất lượng tốt và được marketing tốt. Nếu có đối thủ bán chạy hơn thì chỉ có thể là họ làm tốt hơn mình.
Bài toán 4: Nhiều người làm SEO rất nhàn và nhanh, quản lý một lúc nhiều dự án? Vì sao vậy?
Phụ thuộc độ khó dự án nữa nhưng điểm chung là họ đều có tư duy và làm SEO smart: Quy trình SEO bài bản, có hệ thống, thu thập thông tin nhanh nhạy, quản lý công việc tốt, sử dụng các phần mềm hỗ trợ… sẽ khiến việc SEO trở nên tinh gọn và nhàn nhã hơn rất nhiều.
Kết: Hãy tư duy và làm SEO thông minh.