Quy trình chuẩn bị và nộp đơn đăng ký sáng chế

by admininss
Quy trình chuẩn bị và nộp đơn đăng ký sáng chế

Để một sáng chế được chính phủ, nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam do chính tác giả sáng chế tạo ra, tác giả sáng chế/ hoặc nói đúng hơn là người có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế phải thực hiện các thủ tục quy định hành chính theo quy định của pháp luật, cụ thể cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế đến Cục SHTT, sau đó đơn được Cục SHTT xem xét về mặt hình thức, nội dung và sau đó sẽ có kết luận rằng bằng được hoặc không được cấp dựa trên các cơ sở dữ liệu, thông tin tra cứu sáng chế để đánh giá.

Đơn đăng ký sáng chế như một sự thỏa thuận giữa các tác giả sáng chế với chính phủ, cơ quan cấp bằng độc quyền sáng chế. Do đó việc soạn thảo bộ hố sơ đăng ký giống như việc soạn thảo hợp đồng, việc soạn thảo có chất lượng cao là điều cực kỳ quan trọng trong việc xác lập các điều khoản rõ ràng, xác định rõ phạm vi quyền, phạm vi bảo hộ rộng hay hẹp tùy thuộc vào cách mà tác giả sáng chế soạn thảo.

Các nội dung của đơn đăng ký sáng chế thường bao gồm các thông tin để làm rõ người nộp đơn, tác giả sáng chế, chủ đơn, phân loại sáng chế theo bảng phân loại quốc tế, đơn có đươc hưởng quyền ưu tiên hay không, về mặt nội dung đơn sẽ làm rõ đối tượng yêu cầu bảo hộ bao gồm phần tình trạng kỹ thuật đã biết trước đó, lĩnh vực kỹ thuật sáng chế, mục đích và bản chất kỹ thuật, nêu được cách cấu thành, vận hành của sáng chế và cuối cùng là nêu lên được phạm vi yêu cầu bảo hộ mà tác giả sáng chế mong muốn được cơ quan chính phủ bảo hộ độc quyền cho sáng chế của chính mình. Ở đây tôi xin phép chỉ tập trung vào phần yêu cầu đối với bản mô tả sáng chế bao gồm các nội dung sau :

  • 1. Tên sáng chế:
  • 2. Lĩnh vực sử dụng sáng chế
  • 3. Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế
  • 4. Bản chất kỹ thuật của sáng chế

  • 5. Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
  • 6. Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế;

  • 7. Ví dụ thực hiện sáng chế;
  • 8. Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.
  • 9. Phạm vi bảo hộ sáng chế (sau đây gọi là “phạm vi bảo hộ” hoặc “yêu cầu bảo hộ”)

Để nhìn rõ được phạm vi bảo hộ của một bằng sáng chế rộng hay hẹp đến mức độ nào, cần phải tập trung phân tích rất chi tiết trong phần (ix) phạm vi bảo hộ sáng chế, vì đây chính là phần để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ.

Sau khi hoàn chỉnh bản mô tả sáng chế và tờ khai đăng ký sáng chế, tác giả sáng chế hoặc chủ đơn đăng ký có thể tiến hành nộp đơn đăng ký đến Cục SHTT để Cục SHTT ghi nhận ngày nộp đơn và đây cũng được xem là móc thời gian quan trọng nhất việc đăng ký sáng chế. Vì hầu hết các giai đoạn tiếp theo của đơn đăng ký sẽ được dựa vào móc thời gian này tính tiếp, cụ thể quy trình sau khi đơn đăng ký sáng chế được nộp đến Cục SHTT được thể hiện như sau:

Quy trình chuẩn bị và nộp đơn đăng ký sáng chế

Từ khóa tìm kiếm :  quy trình chuẩn bị và nộp đơn đăng ký sáng chế , đăng ký sáng chế , nộp đơn đăng ký sáng chế , quy trình đăng ký sáng chế

Related Posts