Thế nào là nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác

by admininss
Thế nào là nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác

Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ quyền tại Việt Nam là

Nhãn hiệu được bảo hộ” nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Trong quy định có thể thấy được thuật ngữ chưa được hình dung rõ ràng là “Có khả năng phân biệt”, vậy thế nào là có khả năng phân biệt ?

Để giải thích cụm từ này, Luật SHTT có quy định nhiều điều kiện để đáp ứng cụm từ này, nhưng một trong những điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bảo hộ trước đó cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không, cần phải so sánh theo 04 khía cạnh:

  • Cấu trúc
  • Cách thể hiện
  • Cách phát âm
  • Ý nghĩa

Và đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng.

Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.

Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc (ví dụ: MAMIA và MAMIAE) và/ hoặc cách phát âm (ví dụ: Trung Sơn và Chung Sơn) và/ hoặc ý nghĩa, nội dung (ví dụ: Sunsine và Nắng sớm) và/ hoặc hình thức thể hiện.

Ngoài ra, chúng ta cần xem xét khả năng trùng hoặc tương tự giữa hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký và hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đối chứng.

Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là tương tự khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một trong các trường hợp sau:

  • 1. Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng.

    Ví dụ: quần áo và giấy dép; mỹ phẩm và kem trang điểm…

  • 2. Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: gạo và miến; rượu và bia; vải vóc và quần áo….
  • 3. Tương tự nhau về bản chất. Ví dụ: ca cao và sô cô la; bánh và kẹo…
  • 4. Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: dịch vụ bệnh viện và dịch vụ mua bán dược phẩm…
  • 5. Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (tức là các sản phẩm, dịch vụ này được phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…) hoặc được dùng cùng nhau.

    Ví dụ: nước mắm, nước tương, mì, miến, gạo; mỹ phẩm, dầu gội đầu; kem đánh răng và bàn chải; mỹ phẩm và bông tẩy trang….

Từ đó, có thể thấy được để một nhãn hiệu bị xem là trùng hoặc tương tự đến mất gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu sẽ có 04 trường hợp như sau:

  • 1. Dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng
  • 2. Dấu hiệu trùng và sản phẩm/ dịch vụ tương tự
  • 3. Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng
  • 4. Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/ dịch vụ tương tự.

từ khóa tìm kiếm : thế nào là nhãn hiệu bị trùng 

Related Posts

Leave a Comment