Nội dung bài viết
Ngày nay, khi mà nền kinh tế một đất nước cũng như cả thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt thì kéo theo đó là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tràn ngập, phong phú cả về chất lượng và số lượng.
Do đó việc các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu hiện nay là làm thế nào để sản phẩm của mình khác với các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác và nếu có thể khắc vào tâm trí người tiêu dùng hình ảnh sản phẩm của mình là nhà sản xuất đó đã thành công.
Và một trong các biện pháp hữu hiệu nhất là tạo ra một nhãn hiệu có khả năng phân biệt cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Sở dĩ như vậy là vì nhãn hiệu có một vai trò rất lớn như sau:
1. Nhãn hiệu đối với người tiêu dùng
Vào thời điểm sản phẩm ngày một phong phú như hiện nay thì nhãn hiệu phát huy vai trò phân biệt của mình một cách rất mạnh mẽ.
Nhờ có nhãn hiệu mà hàng hóa dịch vụ của các thương nhân được đặc định. Cùng với các yếu tố khác “nhãn hiệu” làm cho sản phẩm của mỗi Doanh nghiệp khắc vào tâm trí của người tiêu dùng theo một cách rất riêng. Cũng từ đó nhãn hiệu thể hiện được tính “chỉ dẫn thương mại” của mình.
Tức là nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng nhận ra sản phẩm, dịch vụ mà mình thường xuyên sử dụng và ưa thích. Từ đó, người tiêu dùng sẽ dần trở thành người tiêu dùng thông minh bởi họ hiểu rằng đó là các sản phẩm chất lượng đảm bảo và có uy tín, chỗ đứng trên thị trường.
Chính sự chọn lựa này của người tiêu dùng đã khẳng định vai trò của nhãn hiệu là “người dẫn đường” cho các nhu cầu của họ. Ngoài ra, nhãn hiệu được gắn lên hàng hóa, dịch vụ sẽ góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, ở một khía cạnh nhất định, nhãn hiệu cũng giúp người tiêu dùng khẳng định đẳng cấp cũng như cá tính của mình thông qua những sản phẩm gắn nhãn hiệu nổi tiếng mà họ sử dụng.
2. Nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
Nhãn hiệu tạo ra cho doanh nghiệp những ưu thế cạnh tranh trên thương trường. Sở dĩ như vậy là vì thứ nhất nhãn hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp.
Một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ mạnh có thể đảm bảo mức độ “an toàn” lâu dài, tốc độ phát triển lớn với tỷ suất lợi nhuận cao, ổn định và sẽ làm tăng giá trị cho các tài sản hiện có của Doanh nghiệp.
Thứ hai, nhãn hiệu tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của Doanh nghiệp, khi đăng kí nhãn hiệu hàng hóa Doanh nghiệp đã đặt mình vào vị trí được bảo vệ trước pháp luật và có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường, loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ khác.
Thứ ba, nhãn hiệu thành công tạo điều kiện tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường bằng cách giúp khách hàng nhận biết và có thái độ tin cậy đối với sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp nhờ đó mà thị trường ngày càng mở rộng hơn.
Sự cần thiết tạo lập nhãn hiệu đã chứng minh qua nhiều trường hợp trong thực tế. Hai chiếc sơ mi do một Doanh nghiệp (công ty An Phước) sản xuất và không có sự khác biệt đáng kể về chất liệu nhưng nếu mang nhãn hiệu An Phước thì có giá 438 nghìn đồng/ chiếc, còn nếu mang nhãn hiệu Pierre Cardin thì sẽ có giá 879 nghìn đồng/chiếc.
3. Nhãn hiệu đối với nền kinh tế
Nhãn hiệu cũng có những vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế trong xu thế hội nhập. Điều đó thể hiện rất rõ trong một số khía cạnh sau:
- thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập thì nhãn hiệu nhất là các nhãn hiệu nổi tiếng và mạnh thực sự là biểu tượng cho sức mạnh và niềm tự hào của quốc gia. Một quốc gia có nhiều sản phẩm với những nhãn hiệu nổi tiếng và lâu đời là biểu hiện của sự trường tồn và phát triển đi lên, đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
- Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa và khi các nước đang chủ động hội nhập việc xây dựng các nhãn hiệu mạnh sẽ tạo điều kiện cho các nước xâm nhập thị trường lẫn nhau đồng thời đó cũng là rào cản chống lại sự xâm nhập của các hàng hóa kém phẩm chất từ bên ngoài tràn vào.
từ khóa tìm kiếm : vai trò của nhãn hiệu trong thương mại , đăng ký nhãn hiệu , đăng ký logo , thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo