Theo quy đinh pháp luật, cụ thể căn cứ theo điều 3.5 nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT (gọi tắt là Nghị định 105/2006) có quy định rằng:
“Yếu tố xâm phạm” là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm. Và căn cứ theo điều 8.1 nghị định 105/2006 có quy định rằng:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- a) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
- b) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
- c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
Cũng theo quy định của pháp luật, căn cứ theo điều 126.1 Luật SHTT năm 2005/2009 có quy định rằng:
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
- 1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
- 2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.
Như vậy, yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là đối tượng (yếu tố) áp dụng đầy đủ hai điều kiện sau đây:
- Điều 1: đối tượng/ bộ phận/ phần của đối tượng trùng hoặc tương đương với sản phẩm/ bộ phận (phần) sản phẩm/ quy trình thuộc phạm vi bảo hộ của sáng chế
- Điều 2: được sử dụng một cách không hợp pháp, cụ thể là đối tượng người thứ ba sử dụng nhưng không được chủ sở hữu sáng chế hoặc không được pháp luật cho phép.
Do đó, cần phải hội đủ hai điều kiện như trên mới có thể kết luận được có hay không có yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế.