Những dạng điểm yêu cầu bảo hộ phổ biến trong sáng chế

by admininss
Những dạng điểm yêu cầu bảo hộ phổ biến trong sáng chế

Đối với nhiều sáng chế, cần phải sử dụng nhiều dạng yêu cầu bảo hộ để có được phạm vi bảo hộ rộng nhất cho các đối tượng có trong sáng chế. Nếu dựa theo định nghĩa của sáng chế theo Điều 4 Luật SHTT năm 2005 / 2009:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Có thể thấy được sáng chế hiện tại được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.

Do đó có thể phát biểu rằng chỉ có hai dạng yêu cầu bảo hộ cơ bản: Một là yêu cầu bảo hộ đối với sản phẩm (sản phẩm, thiết bị) và Hai là yêu cầu bảo hộ cho sự quy trình (phương pháp sản xuất, quy trình sản xuất).

a. Yêu cầu bảo hộ đối với sản phẩm (dụng cụ/ thiết bị)

Yêu cầu bảo hộ đối với dụng cụ hoặc thiết bị theo phương án thực hiện của sáng chế dưới dạng sản phẩm, thiết bị, hệ thống hoặc dụng cụ.

Ví dụ, yêu cầu bảo hộ bao gồm một giá ba chân dùng cho máy chụp ảnh hoặc một tay quay dùng cho cửa sổ là yêu cầu bảo hộ đối với thiết bị. Khi soạn thảo yêu cầu bảo hộ đối với thiết bị, tác giả sáng chế có thể tiền hành mô tả các dấu hiệu kỹ thuật cần thiết của sáng chế.

Dấu hiệu cần thiết của sáng chế (dấu hiệu kỹ thuật cơ bản) là dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định được đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng với đối tượng đã biết.

Quay lại ví dụ trên, yêu cầu bảo hộ có thể được thể hiện như sau:

  • Thiết bị trợ giúp máy ảnh, bao gồm:

  • – Một giá đỡ quay trên một trụ được thiết kế để giữ máy ảnh này;
  • – Và các chân được lắp để trợ giúp giá đỡ quay trên trụ đó.

Trong ví dụ này, thiết bị trợ giúp máy ảnh được mô tả bao gồm các bộ phận, cấu kiện cấu thành nên thiết bị, quan trọng hơn là các bộ phận này có sự liên kết cơ học với nhau, các chi tiết phụ khác không được liệt kê trong điểm yêu cầu bảo hộ độc lập nhằm tránh trường hợp làm hẹp phạm vi bảo hộ của sáng chế này, các chi tiết phụ có thể được tác giả sáng chế liệt kê như: con tán, bu lông để kết nối các bộ phận với nhau.

b. Yêu cầu bảo hộ đối với phương pháp hoặc quy trình

Yêu cầu bảo hộ đối với phương pháp/ quy trình là yêu cầu bảo hộ được mô tả trình tự các bước, các công đoạn, các giai đoạn được thực hiện nối tiếp với nhau để hoàn thành một quy trình, ví dụ:

  • Quy trình nấu cơm, bao gồm:

  • – Đong gạo;
  • – Cho gạo vào nước sạch và vo gạo;
  • – Cho một lượng nước vừa đủ vào gạo;
  • – Đạt nồi cơm lên bếp điện và khởi động bếp;
  • – Chờ trong 30 phút sới đều mặt cơm.

Trong ví dụ này, quy trình nấu cơm bao gồm một loạt các bước thực hiện nối tiếp nhau.

Các bước này được liệt kê theo một thứ tự nhất định, thực hiện trong điều kiện thời gian và không gian như thế nào, cần lưu ý rằng, các khoảng trị số về điều kiện thời gian và không gian của bước thực hiện đó cũng thể hiện được phạm vi bảo hộ rộng hay hẹp của sáng chế, cụ thể theo ví dụ trên ta có thể thấy khoảng trị số “chờ trong 30 phút” được xác định rõ bằng giá trị chính xác là 30 phút, như vậy có thể thấy rằng, phạm vi bảo hộ của sáng chế này chỉ xác định khi quy trình nấu cơm nào được thực hiện cho đến bước cuối cùng là “chờ trong 30 phút” để sới đều mặt cơm mới thuộc phạm vi bảo hộ của sáng chế trên, ngoài ra, các giá trị khác đều không thuộc phạm vi bảo hộ của sáng chế.

Related Posts

Leave a Comment