DÙNG ĐỊNH DẠNG FILE THIẾT KẾ NÀO MỚI CHUẨN?

by admininss
dùng định dạng file thiết kế nào mới chuẩn

Chắc hẳn bạn đã khá quen thuộc với những định dạng ảnh như PSD, PNG, JPG, TIFF, GIF… Nhưng bạn đã biết rõ từng định dạng này nên hay không nên dùng trong trường hợp nào chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

#JPG/JPEG

JPEG/JPG là định dạng file JPG rất được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến trên nền tảng mạng Internet và hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số (Digital Camera) đều sử dụng định dạng ảnh này. Bạn sẽ dễ dàng thấy các ảnh JPG khá là thích mắt khi xem trên các thiết bị hiển thị điện tử như điện thoại, màn hình LCD…

JPG có khả năng nén dung lượng ảnh khá tốt. Giả sử bạn có 1 bức ảnh có kích thước 1MB, bạn hoàn toàn có thể nén nó xuống 500KB hay 100KB. Nhưng JPG thuộc loại nén ảnh sẽ làm mất đi dữ liệu, tức là ảnh sẽ giảm đi chất lượng nếu bạn xuất ảnh ra dưới dạng JPG liên tục nhiều lần, hoặc bạn copy hay lưu 1 bức ảnh JPG từ mạng internet xuống cũng làm cho chất lượng ảnh giảm. Điều đó làm ta thấy được những điểm mờ và mất nét ở các vùng ảnh khi ta phóng to bức hình. Do vậy ảnh JPG chỉ dùng để hiển thị trên thiết bị điện tử mà ít được dùng để chỉnh sửa cũng như in ấn và các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng không ưu tiên dịnh dạng ảnh này.

jpg / jpeg

jpg / jpeg

#PNG

PNG viết tắt của Portable Network Graphics. Với khả năng nén không làm mất dữ liệu gốc, dù bạn lưu một file PNG nhiều lần đi chăng nữa thì chất lượng của nó vẫn được giữ nguyên.

Với khả năng hỗ trợ hình nền trong suốt, những hình ảnh tách nền thường được lưu dưới dạng đuôi ảnh PNG. Do vậy các hình ảnh như icon, chữ cái không nền dưới dạng PNG có thể dùng để gắn lên bất kỳ đâu mà không sợ có viền xung quanh.

Lưu ý rằng file PNG có dung lượng khá lớn, lớn hơn 2 định dạng JPEG và GIF kể trên do có không được sử dụng phổ biến cho các website trừ việc đó là Logo có hiệu ứng mờ và trong suốt.

PNG

PNG

#TIFF/TIFF

TIFF viết tắt bởi cụm từ “Tagged Image File Format” và được xem như 1 trong những định dạng tiêu chuẩn trong ngành in ấn. Một tập tin TIFF thì có kích thước lớn hơn rất nhiều so với JPEG và có khả năng nén không mất dữ liệu. Rất nhiều máy ảnh có cho tùy chọn ảnh TIFF để cho ảnh chất lượng hơn JPEG nhưng nhẹ hơn file RAW.

File TIFF có thể xem trên đa dạng thiết bị và có thể chỉnh sửa được. Kèm với chất lượng ảnh rất tốt và khả năng đọc được màu sắc hệ CMYK nên được sử dụng rất nhiều cho các nhà thiết kế, các nhiếp ảnh gia hay các nhà xuất bản khi in ấn phẩm.

TIFF

#PSD

PSD (Power Spectral Density) hay viết tắt bởi chính phần mềm tạo ra nó: Photoshop Document, là một tệp được lưu dưới dạng các lớp layer cho phép người dùng được làm việc với chúng dù tệp đã được lưu. Sau khi người dùng chỉnh sửa đến mức nào đó, Photoshop cho phép bạn “merge” các lớp lại làm một và chuyển thành định dạng khác để sử dụng như .JPEG, .GIF, .TIFF..

Nhớ rằng khi bạn lưu dưới định dạng khác không phải .psd thì bạn không thể nào chỉnh sửa lại được. Do vậy hãy lưu một bản sao PSD ở đâu đó, đề phòng trường hợp bạn cần chỉnh sửa lại sau này.

Cũng là định dạng thiết kế nhưng khác với người đồng nghiệp Illustrator với vector vô hạn kéo dãn không vỡ chất lượng, thì Photoshop xây dựng trên nền tảng Raster không khi phóng to ảnh vượt quá chất lượng bạn đầu sẽ làm giảm chất lượng của nó.

PSD

PSD

#GIF

GIF (Graphics Interchange Format) cũng là một định dạng có tuổi đời lâu năm và được sử dụng phổ biến trên mạng Internet. GIF là một tập tin màu 8-bit, nghĩa là mỗi ảnh của nó chỉ giới hạn tối đa 256 màu. Các hình ảnh phức tạp thường có nhiều tone màu khác nhau do vậy khi chuyển đổi hình ảnh sang định dạng GIF sẽ có hiện tượng những khoảng màu bị mất đi. Đây là lý do rất ít người chọn định dạng file ảnh GIF.

Nhưng do hỗ trợ ít màu như vậy nên thường tập tin GIF có dung lượng nhỏ hơn cả JPEG nhiều lần. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo ra các ảnh động GIF thông qua phần mềm Photoshop hay website gifmaker.me khá hay và dễ tương thích trên các trình duyệt web do vậy khá thuận lợi để upload lên mang. Hình ảnh GIF được nén theo chuẩn Lossless nên không bị mất dữ liệu khi nén

GIF

GIF

#PDF

PDF là từ viết tắt của Portable Document Format, là một định dạng phổ biến trong in ấn của hãng Adobe. Cũng giống như Word, PDF có khả năng chứa hình ảnh và văn bản text…dưới dạng hình ảnh. Đặc điểm nổi bật nhất của định dạng PDF đó là khả năng không bị thay đổi hiển thị ở môi trường khác nhau. Tức là dù bạn mở chúng trên điện thoại di động hay máy tính bất kể hệ điều hành gì chăng nữa thì đều hiển thị giống nhau.

File PDF bị hạn chế khả năng chỉnh sửa nội dung bởi vì nó được định hướng là định dạng dùng để xuất bản nhiều hơn. Bạn có thể thấy khi ta gửi file Word (.doc) cho người khác, sẽ có những trường hợp bên đó bị lỗi font do phần mềm Word của họ không font giống bạn. Chính vì thế nhiều người sau khi đã tạo văn bản Word sẽ lưu thêm 1 định dạng PDF để gửi cho bạn bè, đồng nghiệp, đối tác.

Điều này cũng áp dụng cho các file thiết kế phức tạp như Ai hay PSD, khi đem đi in ấn bạn chỉ cần save file dưới dạng PDF là có thể in ở bất cứ đâu, bất cứ thiết bị nào. Thêm vào đó file PDF có kích thước khá nhỏ nên việc di chuyển chia sẻ cũng rất tiện lợi.

PDF

PDF

EPS

EPS viết tắt bởi Encapsulated Post Script, là một định dạng file để lưu các sản phẩm về đồ họa như logo, các bản vẽ, hình ảnh minh họa dưới dạng vector. Do vậy định dạng EPS thường dùng cho in ấn, rất ít dùng cho hiển thị trực tuyến.

Do được xây dựng trên nền tảng vector nên có thể tăng kích thước thoải mái mà không lo làm thay đổi chất lượng. Định dạng EPS được hỗ trợ bởi một số phần mềm thiết kế phổ biến và có thể chuyển đổi sang các định dạng khác như JPEG, PDF, TIFF bởi các phần mềm như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Corel Draw…

Lưu ý rằng ta có thể chuyển đổi file .ai thành .eps để giảm được 1 nửa dung lượng.

EPS

EPS

#RAW

Theo nghĩa tiếng Anh, RAW có nghĩa là thô, còn nguyên. Đó cũng là từ để mô tả cho đặc tính của loại định dạng này. Ảnh RAW chính là những bức ảnh thô sơ, được chụp lại từ máy ảnh và không thông qua xử lý hay nén, nghĩa là các thông số điều kiện chụp ảnh như ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng, độ tương phản, độ nét sẽ được gói lại y xì.

Do đặc tính “thô” như vậy nên các nhiếp ảnh gia hay các nhà thiết kế có thể dễ dàng xào nấu, chỉnh sửa file mà không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng ban đầu. Nhưng do file RAW chứa quá nhiều thông tin nên dung lượng của nó khá lớn. Nếu bình thường 1 thẻ nhớ bạn có thể lưu tới 500 ảnh JPEG thì cũng với thẻ nhớ đó bạn chỉ lưu được tầm 100 tấm ảnh file RAW mà thôi

Định dạng RAW được dùng trong nhiếp ảnh và chỉnh sửa chuyên nghiệp, không phải dạng chia sẻ đơn giản. Khác với ảnh JPEG có thể xem ở hầu hết các thiết bị thì ảnh RAW thì không phải thiết bị nào cũng xem được và thậm chí muốn xem phải có phần mềm đọc được nó.

RAW

RAW

Related Posts

Leave a Comment