Nội dung bài viết
Font chữ là 1 yếu tố quan trọng, nó có thể tạo nên thành công hoặc phá vỡ thiết kế của 1 logo.
Chính vì vậy, với những bạn đang có dự định lên ý tưởng thiết kế logo cho thương hiệu của bạn có thể tham khảo xem idea của mình phù hợp với font chữ nào nhé!
1. Handwriting
Cá tính & Tự Do
Handwriting đúng nghĩa là “font viết tay” với những nét thanh đậm đan xen, tưởng chừng không theo một quy tắc nào, làm nên một sự khác biệt cho bản thiết kế
Dành cho những thiết kế
Cửa hàng Handmade, Tạp chí/ Blog về phong cách sống…
Font tham khảo
SVN-Unthrift , FS Bandung, Tamarindo…
2. Typewriter
Lạ, cũ & Thiếu hoàn hảo
Lấy cảm hứng từ những bản in cổ. Typewriter là những nét mực lấm len, không bóng bẩy, thiếu cầu ký. Typewriter là một cách ý nhị để khiến cho bản thiết kế của bạn như bước ra từ quá khứ.
Dành cho những thiết kế
Một cuốn hồi ký, một quyển sách ảnh…
Font tham khảo
Trixi Pro, Travelling, Another Typewriter…
3. Bold condensed
Chắn chắn & Đáng tin
Đậm hơn, cô đặc hơn, tương phản rõ ràng hơn, Bold Condensed chắc chắn là lựa chọn số 1 cho những thương hiệu trẻ đang muốn khẳng định mình.
Dành cho những thiết kế
Cửa hàng thời trang nam, Thương hiệu đồng hồ cao cấp…
Font tham khảo
ICiel Fester Semi, Fester Typeface, Geogrotesque…
4. Script
Thanh Thoát & Lãng mạn
Với những đường cong uốn lượn, cuộn vào nhau, Script là font chữ của sự mềm mại, tao nhã và nữ tính.
Dành cho những thiết kế
Dịch vụ wedding planner, Thương hiệu mỹ phẩm cao cấp…
Font tham khảo
UTM SCriptina KT, SVN-Ciao Bella, Script Maphylla…
5. Free Flows
Nữ tính & Tự do
Những nét cong trải dài trên trang giấy, Free Flows đưa lại không khí phóng khoáng hơn, vui vẻ hơn các kiểu Script bình thường.
Dành cho những thiết kế
Cửa hàng trang sức Bohemian, Cửa hàng hoa…
Font tham khảo
SVN-Velvetberries, SVN-Maestra, SVN-Hollycakes…
6. Bold Sans Serif
Mạnh mẽ & Vững vàng
Cũng là font không chân, nhưng với đường nét đậm, to, dày, Bold Sans Serif mang lại một cảm giác rất chắc chắn và đáng tin.
Dành cho những thiết kế
Dịch vụ Giáo dục & Đào tạo, Agency, Du lịch…
Font tham khảo
UTM Avo bold, Roboto bold, Brandon…
7. Retro Vintage
Cũ kỹ & Hoài cổ
Cũng lấy cảm hứng từ những năm tháng cũ, nhưng Retro Vintage sẽ mang lại nét mềm mại, sự nữ tính và một nguồn năng lượng thú vị cho những thiết kế của bạn.
Dành cho những thiết kế
Cửa hàng máy ảnh Palaroid, hay một bộ phim lấy bối cảnh từ những năm 50…
Font tham khảo
SVN-Shintia Script, SVN-Bali Script, ICiel Nabila…
8. Thin Sans Serif
Thời thượng & Cao cấp
Tin Sans Serif là font chữ không chân, nét mảnh và hoàn toàn tối giản. Nói cách khác, Thin Sans Serif chính là lời tuyên ngôn của đẳng cấp.
Dành cho những thiết kế
Blog thời trang cao cấp, Studio chụp ảnh sang chảnh…
Font tham khảo
Lato thin, UTM Avo thin, Roboto thin…
9. Serif
Thanh lịch & Ca hoa
Serif – Font có chân – vẫn luôn được xem là kiểu font kinh điển dành cho những sản phẩm cao cấp bậc nhất vì sự sang trọng của nó.
Dành cho những thiết kế
Thương hiệu đồ da cao cấp, Tạp chí thời trang…
Font tham khảo
DP_Didot, Archaic 1987, UVF Aria Pro…
10. Paint
Quậy & Quái & Kỳ
Nếu bạn đang sở hữu một thương hiệu trẻ với cá tính độc đáo và sáng tạo, Paint là mọi thứ mà bạn cần tìm
Dành cho những thiết kế
Event âm nhạc, Triển lãm tranh và các loại hình nghệ thuật mới lạ.
Font tham khảo
SVN-Momento, UVF Celestial, FS Playlist Caps…